| Hotline: 0983.970.780

NTM ở thủ phù chè xứ Nghệ

Thứ Năm 13/02/2014 , 10:46 (GMT+7)

Đến nay, 20/20 xã trên địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã hoàn thành Đồ án quy hoạch NTM.

Diện mạo ở vùng đất vốn được ca tụng là “thủ phù chè của xứ Nghệ” đang thay da đổi thịt từng ngày. Kết cấu cơ sở hạ tầng được nâng cấp, nhiều nhà cao tầng mọc lên. Trường học, chợ, trạm y tế, bệnh viện, trung tâm văn hoá… dần đi vào hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và SX. Đến nay, 20/20 xã trên địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã hoàn thành Đồ án quy hoạch NTM.

Nghị quyết chuyên đề số 03 của Anh Sơn về vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất lần 2, đưa các giống cây trồng mới, các phương tiện KHKT hiện đại vào phục vụ SX là nét nổi bật trong lĩnh vực phát triển KTXH mà ở đó, vai trò của nông nghiệp, nông thôn được đặt lên hàng đầu. Nhờ áp dụng hợp lý nên hiệu quả mang lại rất đáng mừng, tổng diện tích lúa hằng năm luôn duy trì ở mức 6.000 ha, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha; 6.200 ha ngô, năng suất là 49 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt gần 63.000 tấn…


Ngã tư khang trang, sạch đẹp ở huyện Anh Sơn

Những giống cây trồng mới như bí đỏ, bí xanh, ngô, dưa hấu, cây măng tây xanh… mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp mỗi hộ gia đình có thu nhập từ 70-80 triệu đồng/ha. Huyện tập trung chỉ đạo bà con tích cực đẩy mạnh SX mô hình trồng bầu bí trên diện tích 100 ha, mang lại nguồn thu trên 200 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng ngô ở xã Trường Sơn rất có triển vọng, năng suất đạt 70 tạ/ha, nhiều hơn đại trà 10 ha…

Hùng Sơn là một trong những địa phương có bước đột phá lớn nhất, vùng quê tả ngạn sông Lam vốn nghèo khó đang khởi sắc thấy rõ. Đời sống của bà con nơi đây ngày một cải thiện, kinh tế khấm khá, tinh thần ai nấy đều lạc quan. Ông Nguyễn Xuân Vinh, Trưởng xóm Đồng Trấm (Hùng Sơn), cho biết: Xóm tôi có 118 hộ; từ khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, thay đổi cơ cấu cây trồng thì cuộc sống có nhiều chuyển biến, số hộ nghèo chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nhiều loại cây trồng mới đang tạo được dấu ấn nhưng cơ bản thì cây chè Gay vẫn ở thế độc tôn và thương hiệu không ngừng vươn xa trong vài năm trở lại đây. Cây chè xuất hiện đầu tiên ở xã Hùng Sơn vào năm 2001 và nhanh chóng trở thành vùng trọng điểm chè của huyện. Chất đất phù hợp nên cây phát triển rất nhanh, tổng diện tích đã lên đến 430 ha, trong đó năng suất chè búp là 15 tấn/ha. Công tác thu hái vốn tốn nhiều công sức nay được thay thế hoàn toàn bằng máy móc chất lượng cao, vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm được sức lực cũng như tiền của. Người dân Hùng Sơn gọi cây chè là "cây đổi đời” quả không sai chút nào.

Bên cạnh đó, huyện Anh Sơn cũng rất chú trọng đến việc cải tạo chất lượng, nâng cao số lượng đàn gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, phát triển nuôi hàng hoá theo hướng trang trại. Toàn huyện hiện có 35 trang trại nuôi lợn với số lượng trên 100 con mỗi địa điểm. Tỷ lệ trâu, bò hàng hoá tăng; bò lai sind đạt trên 85% tổng đàn. Nông dân được hỗ trợ ương nuôi 25 tấn cá giống các loại.

Đời sống người dân khấm khá nên việc huy động nguồn nội lực để thực hiện Chương trình NTM rất đáng kể. Cho đến nay, nhân dân huyện Anh Sơn đã đóng góp trên 110 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp 108 km đường GTNT cấp A và B, GPMB 250/700 km đường GTNT và 369/433 km đường giao thông nội đồng; xây dựng 31 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, nâng cấp 15 nhà văn hoá, sửa chữa 8 khu thể thao…

Là huyện khó khăn của tỉnh Nghệ An, điểm xuất phát ban đầu thấp, do đó khi bắt tay thực hiện Chương trình NTM, Anh Sơn gặp muôn vàn khó khăn. Theo ông Nguyễn Đình Đăng, Chủ tịch UBMTTQ huyện Anh Sơn, vấn đề nan giải hàng đầu chính là công tác quy hoạch và thiếu vốn đề triển khai đề án. Ngoài ra cũng phải nói đến năng lực yếu kém của một số nhà tư vấn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ chung.

Tuy nhiên, ông Đăng khẳng định, toàn thể Đảng bộ, các cấp uỷ đảng, đảng viên huyện Anh Sơn thấu hiểu tầm quan trọng của Chương trình NTM nên đã vạch ra chiến lược dài hơi, xác định mục tiêu, giải pháp thiết thực, cụ thể, phát huy những thế mạnh sẵn có, đồng thời luôn dựa vào sức dân để cùng nhau thực hiện. Trên dưới một lòng là cơ sở, tiền để vững chắc để huyện Anh Sơn vững bước đi lên trong thời gian tới, từ đó có nhiều kết quả tích cực trong công việc xây dựng NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm