| Hotline: 0983.970.780

NTM trên đồng ruộng

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:27 (GMT+7)

Việc bà con xã viên ở HTX Thống Nhất phấn khởi ủng hộ chuyện kiến thiết ruộng đồng cũng bắt đầu từ lợi nhuận.

Cánh đồng Thống Nhất được quy hoạch theo chuẩn mới

Cánh đồng lúa của HTX Thống Nhất (xã An Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) có 230 ha, bằng phẳng và được quy hoạch như một bàn cờ khổng lồ bởi những tuyến đường giao thông nội đồng ngang dọc.

Ông Nguyễn Duy Viên, Chủ nhiệm HTX, đứng trên nắp cống xi măng mới được xây còn tươi màu, khoát tay một vòng nói như giới thiệu: "Khoảng 5 năm gần đây, nắng suất lúa bình quân của bà con xã viên trên vùng đồng này đều xấp xỉ 70 tạ/ha. Có nhiều hộ gia đình đã đạt con số trên 80 tạ/ha".

Dân góp sức

Mấy năm trước, cánh đồng của HTX Thống Nhất cũng manh mún lắm. Trung bình mỗi nhà có khoảng 5 mảnh ruộng phân bố khắp cả đồng trên, đồng dưới, đồng sâu. Thành thử, vào mùa người dân cứ chạy như vịt trên đồng mà việc cứ như buộc chặt vào lưng, không dứt ra được. Bận đó, ông Viên được đi tham quan mấy vùng quê lúa ở trong Nam, ngoài Bắc. Rút kinh nghiệm nhiều nơi, ông Chủ nhiệm nung nấu một điều: làm nông mà chi phí cứ tăng cao thì chết, cuối vụ, chẳng còn mấy hạt thóc đổ vô sập. Muốn hạ thấp chi phí thì phải có quy hoạch để đầu tư.

Nói thì đơn giản nhưng để làm thì chẳng dễ chút nào. Năm 2004, HTX Thống Nhất thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa. Ông Viên bàn bạc kỹ với tập thể và quyết định đưa quy hoạch đi song hành. Ngoài 3 tuyến đường chính dọc cánh đồng (tính từ làng ra đồng), mỗi tuyến dài ngót 9km, được mở rộng 5m. Các tuyến đường ngang được chia ra 9 tuyến (mỗi tuyến trên 400m), được cắm mốc chừa đất đến 10m.

"Quy hoạch rộng như vậy vì hai bên tuyến đường có 2 máng thủy lợi, mỗi máng rộng 1,5m; mặt đường rộng 4,5m và chừa chân đường nữa là đúng chuẩn. Cứ cắm mốc vậy để khi có điều kiện là làm luôn mà không cần phải đền bù giải tỏa gì hết”, ông Viên lý giải.

Không có vốn đầu tư một lúc, Thống Nhất làm dần. Mỗi năm thực hiện một phần việc. Kinh phí được phân định rất cụ thể. Chẳng hạn như năm nào HTX có nhiều lợi nhuận thì mức kinh phí đưa vào kiến thiết đồng ruộng cao lên, mức đóng góp của bà con giảm xuống; hoặc theo định hạn cứ HTX bỏ ra 300 triệu đồng thì bà con góp vào 700 triệu đồng.

- Nguồn đóng góp của bà con được tính thế nào?

- Chúng tôi tính theo diện tích ruộng được chia. Cứ trung bình mỗi héc - ta thì bà con đóng góp ở mức từ 50-800 ngàn đồng/năm. Nếu tính ở mức thu cao nhất thì 800 ngàn đồng. Chia ra mỗi sào (500m2) thu 40 ngàn đồng, chưa bằng 10 kg thóc. Con số này không nhiều đâu.

Cũng theo ông Viên, khi có nhu cầu thực tế, HTX vận động bà con xã viên “cho phép” thu mức đóng góp kiểu ứng trước cho năm sau. Bà con xã viên tin tưởng nên vui lòng nộp hết. Cách làm của Thống Nhất cũng có điều hay. Như năm nay, toàn bộ hệ thống tuyến đường ngang được làm đúng theo chuẩn quy hoạch kèm theo hệ thống cống thoát nước, kênh nội đồng. Mức kinh phí trên tỷ đồng. Ông Viên gọi nhà thầu đến bàn mà như lên kế hoạch sẵn: “Chúng tôi nghiệm thu công trình và trả cho bên thi công một nửa. Nửa sau, đúng vào mùa khi bà con nộp tiền định mức đóng góp thì thanh toán xong hết”. 

Cầm chắc lãi 30%

"Quy hoạch làm cánh đồng mẫu lớn được là cơ bản thay đổi tư duy sản xuất cho bà con nông dân. Chúng tôi cũng muốn các doanh nghiệp sản xuất giống hợp tác để cánh đồng trở thành vùng sản xuất giống chất lượng cao. Cây lúa trở thành hàng hóa thì thu nhập nông dân càng cao hơn, tạo đà cho kinh tế ổn định và phát triển", ông Nguyễn Duy Viên, Chủ nhiệm HTX Thống Nhất.

Việc bà con xã viên ở HTX Thống Nhất phấn khởi ủng hộ chuyện kiến thiết ruộng đồng cũng bắt đầu từ lợi nhuận. Ông Nguyễn Phong Hiển, người đấu thầu ruộng phần trăm khoảng 3 ha ở đồng ngoài tính toán với chúng tôi: “Bây giờ, Thống Nhất ra đồng toàn cơ giới. Từ khâu làm đất, thu hoạch đều máy móc hết. Mà đường sá đi lại tốt thì giá dịch vụ cũng rẻ theo. Nếu như gặt một sào ở vùng đồng xa, tiền thuê người gặt và vận chuyển về nhà cũng mất 80 -100 ngàn đồng. Nhưng thuê dịch vụ máy, bà con giảm được 50-60 ngàn đồng. Chỉ riêng một khâu thu hoạch đã bù được khoản góp kiến thiết đồng ruộng rồi. Còn tiết kiệm được các khoản gieo, chuyển chở phân bón ra đồng... thì xem như là phần lãi rồi".

Theo như nhận định của Chủ nhiệm Viên thì Thống Nhất bây giờ tiết giảm được nhiều khoản chi nhờ vào “đường thông, hè thoáng” trên cánh đồng. Phương tiện cơ gới chạy phăm phăm trên đường. Dù ruộng cách xa nhà đến máy cây số cũng chẳng ngại gì vì bà con đi làm đồng bây giờ cũng rặt bằng phương tiện cơ gới. Thi thoảng mới có người đi bằng xe đạp.

“Có tốn kém về chi phí xăng dầu một chút nhưng bù lại tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc hơn, người khỏe hơn. Ở đây, bà con làm lúa, nắng suất trên 65tạ/ha, cộng với chi phí giảm thì lãi 30% là cầm chắc", nông dân Hiển nói thêm.

Sau khi quy hoạch đồng ruộng có bài bản, Thống Nhất bắt tay vào “kiến thiết” bộ giống. Đây là địa phương có nắng suất lúa vượt trội lên cũng nhờ HTX luôn tìm kiếm, đưa các loại giống mới, năng suất chất lượng cao về cho bà con sản xuất. Hiện, các loại giống bà con đang sử dụng gồm những giống lúa chất lượng cao...

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất