| Hotline: 0983.970.780

Nữ quyền trong chính trị thế giới - Angela Merkel cứng rắn và nhân đạo

Thứ Hai 29/08/2016 , 14:05 (GMT+7)

Chính trị không phải là cuộc chơi của phụ nữ. Ít nhất thì nhận định đó đúng cho đến những năm cuối thế kỉ 20. Nhìn rộng ra trong xã hội thì quyền lực và địa vị của phụ nữ từ trước đến nay là luôn luôn thua kém những đồng nghiệp nam giới.

Họ nhận lương thấp hơn, cơ hội thăng tiến thấp hơn, thậm chí nhiều công việc còn nằm ngoài tầm với của nữ giới (quân đội, cảnh sát vũ trang ở một số nước…). Điều này không có nghĩa là phụ nữ kém hơn nam giới. Nó chỉ đơn giản chứng minh phụ nữ là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử trong xã hội từ cổ chí kim. Nhưng những rào cản xã hội này đang dần bị phá bỏ.

Quay ngược lịch sử hơn 100 năm trước, phần lớn những nước phương Tây đều không cho phụ nữ bỏ phiếu. Hệ quả là những cuộc bầu cử "dân chủ" lại không dân chủ chút nào. Một nửa đất nước được quyền lựa chọn trong khi nửa còn lại phải sống trong im lặng. Khi những công đoàn phụ nữ tổ chức đình công đòi quyền bình đẳng bầu cử cho phụ nữ đầu thế kỉ 20 từ New York (Mỹ) đến London (Anh), có lẽ họ cũng không thể ngờ rằng mọi chuyện lại có thể chuyển biến nhanh đến thế.

100 năm sau, phụ nữ đang chiếm lĩnh những cương vị quan trọng trong những tập đoàn lớn, những tổ chức đa quốc gia, phi chính phủ và cả nguyên thủ quốc gia. Cuộc chiến bình đẳng chưa dừng lại ở đây. Phụ nữ, trên trung bình, vẫn bị trả lương thấp hơn nam giới. Số lượng phụ nữ ở những vị trí có quyền lực cao vẫn thấp hơn nam giới. Những định kiến văn hóa, phong tục tập quán ở nhiều nơi trên thế giới vẫn đối xử không công bằng với phụ nữ… Nhưng chúng ta có quyền nhìn lại chặng đường đã qua và tự hào với những thành tựu đã đạt được.

NNVN xin giới thiệu một số phụ nữ là những nhà lãnh đạo hàng đầu trên trường thế giới. Họ là minh chứng sống động nhất của việc vượt ra khỏi tấm lưới giăng quanh phụ nữ trong một xã hội vẫn còn nặng tính nam quyền.

Người đầu tiên là Thủ tướng Đức Angela Merkel, người phụ nữ đầu tiên được bầu lên ngôi vị cao nhất của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bà Merkel sinh ra ở Đông Đức vào giữa cao trào của chiến tranh Lạnh khi Liên Xô quyết định xây bức tường Berlin chia cách nước Đức.

Ít người biết là bà Merkel còn có bằng tiến sĩ hóa học vật lí trước khi dấn thân vào con đường chính trị trùng với thời điểm bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức được thống nhất. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Đông Đức nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Merkel, nước Đức vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế ở châu Âu nhờ sự vận hành nền kinh tế thị trường dựa vào sản xuất.

Bà Merkel đưa nước Đức trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), giao thương với những nước thành viên còn lại và dùng thặng dư thương mại đầu tư vào các dự án an sinh xã hội. Đức luôn là nước đứng đầu bảng trong nhóm những nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) về chi tiêu cho nhà ở và y tế. Mặc dù là phụ nữ nhưng bà Merkel đã thể hiện được sự kiên định và bản lĩnh của mình khi đối đầu với hai cuộc khủng hoảng gần đây nhất của EU.

Thứ nhất là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu mà tồi tệ nhất là Hy Lạp. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên tình hình tồi tệ tại Hy Lạp vào khoảng thời điểm tháng 6 năm ngoái khi Hy Lạp trở thành nước đầu tiên thuộc nhóm OECD không thể trả được nợ đúng hạn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF.

Vào thời điểm đó, tất cả mọi ngân hàng của Hy Lạp gần như không còn tiền và các cây rút tiền cũng cạn sạch đến nỗi mỗi người dân chỉ được rút được một số nhất định. Chính phủ cánh tả Syriza lúc đó kêu gọi các chủ nợ giảm nợ cho Hy Lạp và đe dọa Hy Lạp sẽ rời khỏi EU nếu nguyện vọng của họ không được đáp trả. Merkel cứng rắn, không chùn bước trước lời thỉnh cầu của Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính của Hy Lạp lúc bấy giờ đã gọi Merkel là "vô cảm" và "không có tim".

Tuy vậy, không chỉ là một nhà lãnh đạo cứng rắn, Angela Merkel còn là một nhà lãnh đạo đầy tính nhân đạo. Đó là khi mà cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu đang lên đỉnh điểm vào đúng thời điểm này năm ngoái. Khi mà "những gã hèn" David Cameron (Thủ tướng Anh) và Francoise Hollande (Tổng thống Pháp) còn đang lúng túng chưa biết giải quyết thế nào trước dòng người tị nạn chạy trốn chiến tranh và khủng bố đang tìm mọi cách để đến được châu Âu thì Thủ tướng Merkel đã đưa ra một quyết định chưa từng có tiền lệ.

15-38-31_merkel-migrnt
Thủ tướng Merkel chụp selfie với một người tị nạn

 

Với khẩu hiệu "Chúng ta có thể", bà tuyên bố nước Đức sẽ làm gương và chấp nhận tất cả người tị nạn đặt chân lên đến đất Đức. Hưởng ứng lời kêu gọi của bà, hàng triệu người Đức với những tấm biển chào mừng người tị nạn đổ ra các nhà ga, bến xe để chào đón những công dân mới. Chỉ riêng trong năm 2015 thì đã có khoảng hơn 1 triệu người tị nạn, phần lớn đến từ Syria và Iraq, được chấp nhận ở nước Đức. Cùng thời điểm đó thì Thủ tướng Anh David Cameron nhận 1.000 người tị nạn Syria.

Quyết định của bà Merkel có thể không nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng nó thể hiện Merkel là người dám đưa ra những quyết định quan trọng trong thời khắc quyết định.

Chính trường thế giới đang chứng kiến sự quay lại của chủ nghĩa dân tộc cực đoan với kết quả Brexit mới đây hay như Donald Trump ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương. Giữa bối cảnh ấy thì Angela Merkel là ngọn đuốc hiếm hoi phát huy những tinh thần và giá trị nhân đạo.

Bà là người có niềm tin mạnh mẽ vào đoàn kết chứ không phải chia rẽ mới là phương án hữu hiệu nhất để đối đầu với những khó khăn của thế giới đương đại. Nước Đức cũng như châu Âu đang ở ngã rẽ quyết định. Những lựa chọn được đưa ra ở thời điểm này sẽ định hình cho tương lai của Lục địa già nhiều năm tới và ngày nào Angela Merkel còn là Thủ tướng Đức, hướng đi của Đức và châu Âu sẽ là hợp tác để cùng phát triển và đẩy lùi sự trỗi dậy của chủ nghĩa cánh hữu cực đoan.

(Nghiên cứu sinh đại học Manchester)

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm