| Hotline: 0983.970.780

"Nữ trung hào kiệt" thời hiện đại

Thứ Tư 26/06/2013 , 10:07 (GMT+7)

Thiếu tá Lưu Dương là người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc chinh phục khoảng không ngoài Trái đất.

Khi đặt chân lên tàu Thần Châu 9 cùng 2 đồng nghiệp nam, thiếu tá Lưu Dương mới 33 tuổi, gánh trên vai một trong những nhiệm vụ tham vọng nhất của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc khi đó.

>> Người phụ nữ đầu tiên bước ra không gian
>> Người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Ngày 16/6/2012 trở thành ngày lịch sử của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc và với thiếu tá Lưu Dương - người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc chinh phục khoảng không ngoài Trái đất.

Phi công của các phi công

Tại cuộc họp báo tổ chức 1 ngày trước chuyến bay, những lời phát biểu của Lưu Dương được cho là đã chuẩn bị từ trước bởi các sĩ quan phụ trách tuyên truyền trong quân đội: “Tôi biết ơn tổ quốc và nhân dân. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được đại diện cho hàng trăm triệu phụ nữ Trung Quốc được bay lên vũ trụ”.

Dù vậy, không thể phủ nhận hiệu ứng mà lời phát biểu này đem lại khi khắp nơi tại Trung Quốc, người ta đều bàn tán về chuyện phụ nữ bay vào vũ trụ.

Lưu Dương bắt đầu cuộc đời binh nghiệp năm 1997 khi gia nhập lực lượng không quân thuộc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ, không phải ngẫu nhiên mà Lưu được chọn cho dự án chinh phục tiêu tốn hàng tỷ NDT của Trung Quốc.

Trước khi bước vào khóa huấn luyện đặc biệt chị đã thực hiện 1.680 giờ bay an toàn.

Lưu Dương vốn là phi công lái máy bay chiến đấu – nhiệm vụ mà nam giới luôn chiếm ưu thế vượt trội. Nhưng Lưu Dương khiến nhiều đồng nghiệp nể phục với kinh nghiệm bay trong mọi loại hình thời tiết, dù mưa lớn, gió mạnh, đêm tối hay ban ngày.


Lưu Dương và chồng

Hoàn Cầu thời báo mô tả Lưu Dương là “nữ trung hào kiệt” thời hiện đại, người chứng minh được sự bình tĩnh, dũng cảm, khả năng chịu đựng huấn luyện khắc nghiệt.

Báo này cũng tiết lộ, trước thời điểm tháng 5/2010, khi vượt qua hàng trăm ứng viên nam giới vốn là “phi công của các phi công”, Lưu Dương đã được bổ nhiệm làm phó chỉ huy một đơn vị không quân của quân đội Trung Quốc.

Tuy vậy, thông tin về những nhiệm vụ mà Lưu Dương thực hiện không thấy xuất hiện nhiều trên báo chí Trung Quốc hoặc các trang tin quân sự nước này vốn nổi tiếng với khả năng săn tìm và tung ra những thông tin, hình ảnh đôi khi không có trên báo chí chính thống.

Tuổi thơ của Lưu cũng được mô tả là khá hạnh phúc, được học hành đàng hoàng dù bố mẹ chỉ là công nhân bình thường.

Chồng của Lưu Dương – cũng là một phi công lái máy bay chiến đấu và là con trai của một sĩ quan từng phục vụ trong lực lượng không quân Trung Quốc.

Mối tình giữa Lưu Dương và người chồng họ Trương được mô tả ngắn gọn là hạnh phúc, gặp gỡ rồi yêu đương, kết hôn hoàn toàn “tự do và tự nguyện”.

“Chồng của Lưu Dương” là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trên trang web baidu.cn, trang web tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, nhưng thông tin cực ít ỏi. Đa phần báo chí chính thống Trung Quốc không nhắc đến Trương.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc- CCTV, Lưu Dương nói lúc bước vào phi thuyền, chuẩn bị bay vào không gian, người đầu tiên cô nghĩ tới là chồng cô.

“Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến chồng tôi, người đã quan tâm, chia sẻ và cảm thông cho người vợ là nữ quân nhân như tôi trong suốt thời kỳ luyện tập cho chuyến bay đó”.

Huấn luyện khắc nghiệt

Lưu Dương kể rằng, khi mới bước vào trường đào tạo phi công, cô rất thích câu mà sĩ quan huấn luyện nói trong buổi đầu tiên: “Tại ngôi trường dành cho quân nhân, bạn đừng bao giờ nghĩ đến chuyện khác biệt giới tính sẽ được ưu ái hay bất cứ gì khác. Bạn là quân nhân, chúng tôi sẽ buộc bạn phải trải qua những bài huấn luyện như bất cứ ai khác. Bởi chúng tôi tôn trọng bạn và tin rằng bạn sẽ vượt qua khó khăn, thử thách”.

Bất kể mưa gió, mỗi sáng Lưu và các đồng đội đều phải hoàn thành bài tập chạy bộ 10 km để rèn thể lực, nghị lực.

“Có sức mà không có nghị lực thì bạn cũng sẽ gục ngã bởi bài tập này. Tôi luôn tìm cách tự động viên mình trên đường chạy bằng cách đếm mốc mỗi 100 m một lần. Có những lần tưởng mình sẽ gục ngã, nhưng tôi luôn nhìn về các cột mốc”, Lưu kể.

Lưu Dương cũng hoàn thành xuất sắc các bài tập dưới nước để quen môi trường không trọng lực, bài tập rèn luyện khả năng thích nghi trong buồng chân không... Trung bình, mỗi ngày Lưu Dương giam mình 16 tiếng trong các phòng luyện tập cho phi hành gia.

Xuất thân là phi công chiến đấu, nên các thao tác, bảng điện tử trong tàu vũ trụ Thần Châu không gây nhiều khó khăn cho nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc.

Bố mẹ Lưu Dương nói họ vô cùng ngạc nhiên và tự hào khi biết con mình được tuyển chọn làm phi hành gia. Theo lời kể của bố mẹ Lưu, "nữ thiếu tá thép" lúc nhỏ là cô gái rất ít nói và khá từ tốn, chậm rãi trong mọi hoạt động từ trong nhà hay ngoài đường.

Lưu Dương tiết lộ, sau khi trở về Trái đất cô có ý định sẽ cùng chồng sinh một cháu bé để trọn vẹn niềm vui của gia đình.

Tuy vậy, đến nay Lưu Dương vẫn chưa sinh con trong khi những người hâm mộ cô vẫn nói họ cảm thấy phần nào lo lắng bởi lịch sử hàng không thế giới từng ghi nhận ít nhất 20 nữ phi hành gia tử nạn khi đang tập luyện hoặc làm nhiệm vụ ngoài không gian.

Lúc nhỏ, Lưu Dương tỏ ra khá thờ ơ với bầu trời khi không thích ngắm trăng sao. Đam mê đầu đời của cô là nghề bán vé xe bus sau khi cùng mẹ đi chơi với lý do đơn giản, nếu làm nghề đó cô sẽ được đi khắp mọi nơi mà không mất tiền vé.

Lớn lên chút nữa, những bộ phim truyền hình dài tập đã tiêm vào đầu cô gái xinh đẹp này ý tưởng trở thành nữ luật sư.

Hiện tại, Lưu Dương đã lập gia đình nhưng chưa có con, trong khi đó, cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc khuyên các phi hành gia nên lập gia đình và có con trước khi tham gia các chuyến bay vào vũ trụ vì những bức xạ trong không gian có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Cô nói mình là một người yêu trẻ con, một bà nội trợ yêu gia đình, được làm những điều tốt đẹp cho chồng là hạnh phúc của cô. Tuy nhiên, bay vào vũ trụ lại là một khía cạnh khác, đó cũng là niềm hạnh phúc nhưng không phải ai cũng có.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm