| Hotline: 0983.970.780

Nức danh cam Bù Hương Sơn

Thứ Năm 16/01/2020 , 14:21 (GMT+7)

Cam Bù Hương Sơn hiện đã có mặt trên khắp thị trường trong nước, từng bước khẳng định và nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống của địa phương.

cy-cm105640273
Vườn cam Bù trĩu quả.

Về nghe em, về say câu ví quê nhà/ Say hương bưởi thơm Cam Bù trái ngọt/ Về đi em, về quê anh thăm dòng sông Ngàn Phố/ Mùa nước nổi vẫn êm đềm như khúc hát mẹ ru.

Tình yêu quê hương, đất nước đã ngấm sâu vào máu thịt của những người con đi xa; ca từ da diết, thiết tha về vùng đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) của Phạm Khánh Nam phần nào nói lên điều đó.

Đất học Hương Sơn, dải đất hai bên bờ sông Ngàn Phố đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt trong xưa và cả ngày nay; nơi có dòng sông Ngàn Phố thơ mộng và đặc sản cam Bù nức danh cả nước, có sức lan tỏa, đặc biệt trong những dịp tết đến xuân về và trên mâm cúng gia tiên không thể thiếu.

Cam Bù Hương Sơn có từ lâu, tuy nhiên đến những năm 1960 mới được người dân ồ ạt trồng để phát triển kinh tế. Cam Bù được ví là “loại thuốc quý" mà không phải loại quả nào cũng có được. Nó là thần dược được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất và con người Hương Sơn, là đặc trị để chữa bệnh cúm. 

Nhắc đến vùng quê Hà Tĩnh ai cũng nghĩ ngay đến thứ quà tặng thiên nhiên tuyệt diệu là cam Bù, bởi chúng không chỉ là đặc sản mà còn là nét đẹp văn hóa của quê hương “Núi Nầm, sông Phố”.

Toàn huyện Hương Sơn hiện có khoảng 2.000 ha trồng cam. Trong đó Cam Bù chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường. Do phù hợp chất đất và điều kiện khí hậu thổ những của vùng núi mà cây được trồng ở nơi đây to và mọng nước hơn trồng ở các vùng khác rất nhiều. Với kỹ thuật chăm sóc tốt nên năng suất cây cam bù Hương Sơn ngày càng cao. Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết Nguyên đán.  

Quả cam có hình cầu với lớp vỏ nhẵn và dày. Khi chín quả chuyển sang màu vàng tươi rất đẹp. Trọng lượng mỗi quả trung bình từ 300-500g. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây là 10-15 năm, sau đó phải thay mới.

cm105640155
Nhiều hộ dân thu tiền tỷ từ cam Bù.

Ông Đoàn Quốc Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn chia sẻ: “Mỗi ha trồng khoảng 500 cây, mỗi cây trưởng thành trung bình cho quả từ 60 - 100kg và giá hiện nay bán trên thị tường từ 20.000 - 30.000 đồng/kg”.

Cũng theo ông Đoàn Quốc Lĩnh, số hộ nông dân trong xã có mức thu trên 1 tỷ đồng/năm từ cây cam Bù là rất nhiều. Đó là ông Ngô Xuân Lĩnh thu nhập 5 tỷ đồng, ông Nguyễn Đình Thân 2 tỷ, ông Phạm Ngọc Thưởng 1.7 tỷ, ông Phạm Thái Hòa 1 tỷ... Một con số thật ấn tượng đối với vùng quê miền núi còn không ít khó khăn.

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của cây cam Bù góp phần phát triển kinh tế, xây dựng Hương Sơn - thành phố mộng mơ bên con sông Ngàn Phố ngày càng giàu đẹp, thiết nghĩ chính quyền, người dân cần tiếp tục liên kết với các nhà khoa học để bảo tồn và nâng cao năng suất, chất lượng mở rộng diện tích; đặc biệt là quảng bá và phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.