| Hotline: 0983.970.780

Nước mát Hàm Long

Thứ Ba 07/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Bây giờ, nước từ khe Chòi Hoành, trên núi Hàm Long chảy về tận nhà được người dân hồ hởi đón nhận với câu nói cửa miệng: “Uống nước Hàm Rồng, nhớ nguồn Nhà nước”.

Sau 4 năm kể từ khi được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của công trình nước sinh hoạt tập trung, người dân xã Cát Nê (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã thoát khỏi cảnh đẵng đẵng đi hàng giờ gánh nước.

Bây giờ, nước từ khe Chòi Hoành, trên núi Hàm Long chảy về tận nhà được người dân hồ hởi đón nhận với câu nói cửa miệng: “Uống nước Hàm Rồng, nhớ nguồn Nhà nước”.

Cát Nê bị kẹp giữa sườn đông Tam Đảo và dãy núi Thằn Lằn sừng sững. Từ nhiều đời nay, người dân địa phương gặp khó khăn trong việc tìm và sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Vào đúng ngày phát động Chương trình Tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMTNT năm 2010, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Thái Nguyên đã khởi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Cát Nê.

Công trình dự kiến phục vụ trên 3.000 nhân khẩu thuộc xã. Với giá trị đầu tư gần 7 tỷ đồng, công trình được đưa vào sử dụng trong năm 2011, phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân của 13/15 xóm, chiếm trên 80% dân số trong toàn xã.

Tham khảo ý kiến của những bậc cao niên, đơn vị thi công cùng với cán bộ địa phương đã lên núi Hàm Long để tìm nguồn sinh thủy. Nơi đó, có mạch nước tự nhiên, thuần khiết mang đến sức khỏe, nuôi nấng người Cát Nê qua bao thế hệ.

Chùa Hàm Long tọa lạc ở lưng chừng núi. Người Cát Nê tự hào với ngôi chùa như trục đối xứng địa linh với Tây Trúc bên sườn Tây Tam Đảo.

Cán bộ trắc địa đã tìm và tổng hợp được 14 mẫu nước trên núi Hàm Long. Nhưng chọn vị trí nào để có được nguồn nước ổn định và đảm bảo hợp vệ sinh lại là một bài toán khó.

Qua nhiều lần lấy mẫu, ở những thời điểm khác nhau, cuối cùng vị trí được chọn là khe Chòi Hoành. Đây là nơi cao nhất và có ghềnh đá lớn nhất. Nguồn nước khe Chòi Hoành trong mát hơn cả.

Chả vậy mà mỗi lần nhà chùa có lễ lớn thì con nhang, đệ tử, nhân dân lại vào khe Chòi Hoành để lấy nước về tịnh đàn, tẩy rửa đồ lễ.

Lấy nước trên núi cao như vậy nên việc thi công gặp nhiều khó khăn. Ông Đồng Thế Thảo, Tổ trưởng tổ quản lý, vận hành công trình nước sinh hoạt xã Cát Nê, cho biết, tại thời điểm đơn vị thi công thì nhiều hộ dân vẫn đang vào khe suối lấy nước về ăn uống.

Sau một năm thi công, công trình bể lắng bề thế đã hiện diện lưng chừng núi. Từ đây, có 19 km đường ống chính nối về trung tâm xã, xóm. Lại có thêm 60 km đường ống nhánh dẫn nước về các cụm dân cư.

Ngày nước về bản, chính quyền địa phương, nhân dân, giáo viên, học sinh nô nức chào đón.

Ông Dương Văn Tố, xóm Tân Phú, khoe: "Trước đây gia đình tôi sử dụng nước tiết kiệm còn hơn tiêu tiền. Tiền còn có thể làm ra nhưng nước thì quả thật rất khó khăn. Nay có nước, gia đình có điều kiện để phát triển chăn nuôi, mở mang SX".

Nghĩ lại cảnh đi hàng giờ đồng hồ vào tận khe suối gánh nước về sử dụng, ông Phạm Văn Thích (xóm Đình) bộc bạch, vẫn biết lấy nước trong kẽm về là nguồn nước sạch, hợp vệ sinh nhưng để có được công trình như hiện nay chỉ có sự đầu tư lớn thì giấc mơ mới thành hiện thực.

Ông Hoàng Xuân Chiến, Chủ tịch UBND xã Cát Nê, cho biết, để duy trì và đảm bảo cho công trình nước sinh hoạt trên địa bàn hoạt động ổn định, cung cấp nguồn nước hợp về sinh, xã đã tuyên truyền cho nhân dân gìn giữ hệ sinh thái đầu nguồn; phối hợp với đơn vị quản lý công trình thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ, duy tu, sửa chữa công trình.

Theo ông Thảo, riêng về việc đối ứng và thanh toán tiền sử dụng để đầu tư trở lại thì người dân Cát Nê thực hiện rất tự giác. Bởi lẽ, đó không chỉ là trách nhiệm mà là mong mỏi của đông đảo nhân dân từ lâu rồi.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm