| Hotline: 0983.970.780

'Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp'

Thứ Bảy 04/12/2021 , 10:13 (GMT+7)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn như vậy trong bài 'GỬI NÔNG GIA VIỆT - NAM', đăng trên Báo Tấc Đất số báo đầu tiên, phát hành ngày 7/12/1945.

Trong Báo Tấc Đất xuất bản số đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết bài: 'GỬI NÔNG GIA VIỆT - NAM' giao nhiệm vụ và giới thiệu về Báo Tấc Đất.

Trong Báo Tấc Đất xuất bản số đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết bài: 'GỬI NÔNG GIA VIỆT - NAM' giao nhiệm vụ và giới thiệu về Báo Tấc Đất.

76 năm qua, Báo Tấc Đất, nay là Báo Nông nghiệp Việt Nam đã luôn thực hiện tốt lời căn dặn của Bác:

“Báo Tấc Đất sẽ chỉ bảo cho anh chị em nhà nông làm thế nào cho nông nghiệp mau chóng tiến bộ. Sự chỉ bảo của Báo Tấc Đất cũng quý hóa như tấc vàng”.

“Loài người ai cũng "dĩ thực vi tiên" (nghĩa là trước cần phải ǎn); nước ta thì "dĩ nông vi bản" (nghĩa là nghề nông làm gốc). Dân muốn ǎn no thì phải giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”.

Ngay sau khi thành lập Bộ Canh nông (14/11/1945), Bộ trưởng Bộ Canh nông Cù Huy Cận đã đến Bắc Bộ phủ, báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xin xuất bản tờ báo làm cơ quan cổ động, vận động sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất của Bộ Canh nông cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý ngay và Người duyệt nội dung của tờ báo, đồng thời đặt tên cho tờ báo đầu tiên của Bộ Canh nông là: Báo Tấc Đất.

Ngày 4/12/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định số 129 thành lập Báo Tấc Đất - Cơ quan cổ động sản xuất của Bộ Canh nông, giao cho ông Hoàng Văn Đức, kỹ sư nông học, Tổng Giám đốc Nha Nông chính thuộc Bộ Canh nông làm Chủ nhiệm. Trụ sở của Báo đặt tại số 20 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Báo phát hành 1 kỳ/tuần đến Ủy ban Hành chính, các Ban Tăng gia sản xuất tỉnh, huyện, xã và các cơ sở canh nông.

Ngày 7/12/1945 Báo Tấc Đất xuất bản số đầu tiên (số 1). Trong số báo đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết bài: "GỬI NÔNG GIA VIỆT - NAM" giao nhiệm vụ và giới thiệu về Báo Tấc Đất.

Tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, người lao động của Báo Nông nghiệp Việt Nam gặp mặt nhân 75 năm thành lập Báo Nông nghiệp Việt Nam (năm 2020).

Tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, người lao động của Báo Nông nghiệp Việt Nam gặp mặt nhân 75 năm thành lập Báo Nông nghiệp Việt Nam (năm 2020).

Trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, Báo Tấc Đất đã nhiều lần được đổi tên: Tập san Canh Nông (1952), Báo Nông Lâm (1960), Báo Nông nghiệp (1960).

Đến ngày 30/5/1987, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Nguyễn Công Tạn ký Quyết định số 89/NN-CNTP/QĐ thành lập Báo Nông nghiệp Việt Nam - Cơ quan của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Báo Nông nghiệp và Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (của Bộ Nông nghiệp cũ) và Báo Lương thực (của Bộ Lương thực cũ).

Ngày 10/10/1987, Báo Nông nghiệp Việt Nam - Cơ quan của ngành Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xuất bản số đầu tiên với tên gọi: Báo Nông nghiệp Việt Nam và được duy trì từ đó cho đến nay.

Ngày 2/7/1991, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành Quyết định số 196NN/TCCB-QĐ-SL về việc tổ chức lại các cơ quan báo chí thuộc Bộ; giao Báo Nông nghiệp Việt Nam tiến hành việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, chọn lựa đội ngũ cán bộ… để đảm bảo hoạt động hiệu quả theo yêu cầu mới. Và chính từ đây, đã giúp Báo Nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển mạnh, trở thành cơ quan báo chí uy tín và tầm ảnh hưởng lớn, góp phần tạo ra những chuyển biến mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước nhà.

Trụ sở Báo Nông nghiệp Việt Nam tại 14 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

Trụ sở Báo Nông nghiệp Việt Nam tại 14 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiện nay, Báo Nông nghiệp Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Đề án Phát triển và Quản lý Báo Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu: Phát triển Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục là kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng, chủ lực, cơ quan ngôn luận của Bộ, ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn; là diễn đàn vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và góp phần nâng cao dân trí nông thôn; thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chủ trương chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050: Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chủ trương chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Trong ảnh: Nhà báo Minh Sáng tác nghiệp cho NongnghiepTV. Ảnh: Trần Trung.

Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chủ trương chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Trong ảnh: Nhà báo Minh Sáng tác nghiệp cho NongnghiepTV. Ảnh: Trần Trung.

Năm 2021, các cơ quan báo chí nói chung, Báo Nông nghiệp Việt Nam nói riêng đối diện với những khó khăn, thách thức rất lớn trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Nhưng với nỗ lực không ngừng nghỉ, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm biến khó khăn thành cơ hội, Báo Nông nghiệp Việt Nam từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện, đa nền tảng về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo được tiền đề cho năm 2022 và các năm tiếp theo; từng bước đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và nhu cầu, mong muốn của độc giả trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhân dịp 76 năm thành lập, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin được gửi lời cảm ơn và tri ân đến những người bạn luôn đồng hành trong lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nhà nông và quý độc giả trong và ngoài nước.

Báo Nông nghiệp Việt Nam mong muốn tiếp tục được đồng hành, gắn bó cùng Quý đơn vị, độc giả trong và ngoài nước để cùng nhau phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, giàu có.               

  • Tags:
Xem thêm
Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.