| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch vùng khắc nghiệt

Thứ Sáu 26/11/2010 , 10:34 (GMT+7)

Tịnh Biên (An Giang) là huyện có địa hình đồi núi. Mùa khô thời tiết khắc nghiệt, nước sinh hoạt luôn là nỗi ám ảnh cho bà con.

Tịnh Biên (An Giang) là huyện có địa hình đồi núi với gần 40.000 đồng bào Khmer sinh sống. Mùa khô thời tiết khắc nghiệt, nước sinh hoạt luôn là nỗi ám ảnh cho bà con.

Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, được sự hỗ trợ vốn từ các cấp, huyện Tịnh Biên đã sử dụng một cách hiệu quả trong việc cho nạo vét các lòng hồ có sẵn ở từng Phum sóc làm nơi trữ nước ngọt với trữ lượng khá lớn trên 1.500 m3. Điển hình như trong khuôn viên chùa Rô, ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư có một cái hồ rộng lớn, có thể chứa nước phục vụ cho cư dân thuộc 3 xã An Cư, Văn Giáo và An Phú. Tuy nhiên, cứ vào độ từ tháng 6 - 8 hằng năm thì hồ nước này lại bị vơi dần.

 Ông Chau Done, một người dân ở đây cho biết: “Vào mùa khô, xung quanh đây, đất đai khô cằn, mọi người sống được là nhờ hồ nước chùa Rô. Ở đây kiếm nước khó lắm”. Từ năm 2007, thông qua Chương trình 134, tỉnh An Giang đã xây dựng trạm cấp nước tại đây và lấy nước từ hồ này để cung cấp đến từng hộ dân sống trong khu vực mà không còn cảnh mỗi người, mỗi nhà phải chạy xe hay gánh từng đôi nước về nhà xa hàng cây số sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Cuộc, Chủ tịch HND huyện Tịnh Biên, cho biết ngoài những giếng nước có sẵn trong các ngôi chùa thì hệ thống cấp nước của trạm bơm điện đã góp phần giảm bớt tình trạng căng thẳng vào những tháng cao điểm mùa khô. Chỉ tính riêng hồ Ô Tứck Sa, nằm dưới chân núi Cấm, rộng 11 ha với trữ lượng nước chứa trong hồ khoảng 600.000 m3, cung cấp cho NM nước Chi Lăng (công suất 1000 m3/ngày) phục vụ cho trên 50.000 dân sinh sống dọc theo tỉnh lộ 948, qua các xã An Cư, Vĩnh Trung, thị trấn Chi Lăng, Tân Lợi…

Ông Chau Sóc Ra, một người dân ở phum Cô Đơn (dưới chân núi Cấm) phấn khởi cho hay: “Phum Cô Đơn bây giờ không còn cô đơn nữa vì được Đảng, Nhà nước quan tâm cho điện, nước tới đây rồi nên bà con Khmer vui lắm!”. Mấy năm trước đây, cứ vào độ tháng 2 âm lịch hằng năm, nhiều phum sóc trên địa bàn huyện Tri Tôn luôn trong tình trạng khan hiếm nước, nhất là khi các con suối, đường ô đều cạn đáy. Có khi mỗi gia đình phải bỏ ra một người lao động để đi tìm nước ở các giếng làng nhưng cũng rất ít.

Nhiều người phải dậy sớm từ 2-3 giờ sáng hoặc đi canh nước dưới trăng để múc từng ca nhỏ cho vào thùng mang về xài. Từ năm 2002, vùng Bảy Núi đã xây dựng trên 70 trạm cấp nước với kinh phí đầu tư lên đến hàng chục tỉ đồng, tạo điều kiện cho 100% xã, thị trấn trên địa bàn có nước sạch sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp.

Ông Chau Dăm, ở phum Sóc Tức, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn hăm hở cho hay: “Nhờ có nước máy tới tận nhà, xài thoải mái lắm. Nước máy còn để tưới nấm bào ngư, nấm rơm tốt hơn nước giếng nên cũng giúp cho bà con có thêm thu nhập, cải thiện đời sống”.

Bà Nòeng Thươne (ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư) vui mừng nói rằng: “Bây giờ được xài nước máy, bơm tới nhà sướng thiệt, không còn đi gánh nước cực khổ như hồi trước nữa rồi. Cảm ơn Đảng, Nhà nước lo cho bà con đồng bào Khme”.
Đến nay, ba xã khó khăn nhất về nước sạch của huyện là: Núi Tô, Ô Lâm và An Tức cũng đã có nước sạch kéo về, giải khát cho hàng ngàn hộ dân sống nơi đây. Bà Nòeng Đi, sống ven triền đồi Tà Pạ tin tưởng cho hay: “Nhờ có nước mà mùa khô không còn lo thiếu hụt nữa, bà con tích cực trồng trọt và chăn nuôi nhiều hơn trước. Kinh tế phát triển nên sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở phum sóc cũng rộn ràng hơn”.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch HND huyện Tri Tôn biết, nhờ có được các chương trình hỗ trợ nước sạch, hiện nay 100% các cụm tuyến dân cư trên toàn huyện đã có nước sạch sinh hoạt. Khoảng 20% bà con sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh cho có nước máy kéo về nhưng huyện cũng đã tập trung hỗ trợ bà con chi phí khoan giếng và mua máy bơm nước. Nhìn chung từ khi có được sạch sinh hoạt và sản xuất, đại bộ dân cư có bước phát triển đáng kể.

Tỉnh An Giang có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong lĩnh vực cung cấp nước sạch. Đến nay đã có hơn chục doanh nghiệp đầu tư miền núi, vùng sâu, vùng xa. Từ đó giúp cho huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đẩy mạnh việc sắp xếp lại các cụm tuyến dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lí và đồng bộ; xây dựng thêm các trạm cấp nước; tiến hành hỗ trợ các dụng cụ chứa nước cho những hộ sống rải rác, nơi dân cư thưa thớt; chăm lo đời sống và sinh hoạt cộng đồng của đồng dân tộc Khme ngày một tốt hơn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm