| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch, xây rồi đắp chiếu!

Thứ Tư 01/10/2014 , 09:27 (GMT+7)

Quảng Ngãi có 496 công trình nước sinh hoạt nông thôn, trong đó có 204 hoạt động bình thường, 148 đã "khai tử", còn lại "ốm dặt ốm dẹo". 

Đó là chưa kể nhiều công trình xây mãi mà chưa biết bao giờ mới xong.

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong 496 công trình thì 340 công trình do UBND xã làm chủ đầu tư thuộc 106 xã, phường của 13 huyện, TP với tổng kinh phí đầu tư 278 tỷ đồng. Quá trình đầu tư xây dựng, phát hiện 107 công trình vi phạm với kinh phí 1,6 tỷ đồng.

Mỏi mòn đợi nước sạch

Nhắc đến nước sạch, người dân sống dọc Tỉnh lộ 627 của hai xã Hành Đức, Hành Trung của huyện Nghĩa Hành lại thêm bực mình. Nguyên nhân là năm 2003, phát hiện nguồn nước ở đây đã hôi lại nhiễm phèn, tỉnh liền đầu tư công trình cấp nước sạch với kinh phí 2 tỷ đồng.

“Hồi đó nhà máy lọc nước được xây lên, bà con mừng lắm, vì nghe nói dùng nước phèn lâu ngày, dễ bị bệnh nên ai cũng sợ. Vậy mà 11 năm rồi, cái nhà máy đó vẫn chưa cho một giọt nước sạch nào, báo hại hàng ngày chúng tôi vẫn phải mang can đi xin hoặc mua nước bình”- vừa nói bà Bảy Lan, ở xã Hành Đức vừa chỉ vào hai can nhựa to tướng dùng để đi xin nước phục vụ nấu ăn, uống; còn tắm rửa, giặt giũ thì gia đình bà vẫn phải dùng nước giếng bị phèn “vàng như nghệ”.

Cùng cảnh ngộ, hơn 500 hộ dân hai thôn Hòa Phú và Thu Xà của xã Nghĩa Hòa cũng bấm bụng sống chung với nước nhiễm phèn, mặn, lại đặc quánh mùi hôi.

“Nhìn bằng mắt thường, nước chỉ có màu vàng đục, hơi tanh nên cũng không sợ lắm. Nhưng uống vào mồm thì kinh hồn”, nói đoạn, ông Nguyễn Phu, thôn Thu Xà liền lấy nước giếng đun sôi, rồi chế bình trà đậm đặc để…thử nghiệm. Quả thật, trà chưa kịp dậy mùi thì nước đã chuyển màu tím đậm, tanh nồng.

Ông Phu chậm rãi bảo: “Nước nó thế này, đến tắm giặt chúng tôi còn sợ huống hồ ăn, uống”. Vậy là để bảo vệ mình, cứ 2-3 ngày, ông Phu lại hì hục đạp xe với lỉnh kỉnh can, bình đi xin nước. “Mấy nhà khá giả thì họ mua nước bình dùng. Chứ quanh năm suốt tháng đi xin như tôi cũng phiền lắm”, ông Phu buồn bã.

Hy vọng để rồi... thất vọng

Cùng với hai địa phương trên, hiện rất nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chết yểu, vừa lãng phí tiền của, vừa gây bức xúc dư luận xã hội. Và không biết phải đợi đến bao giờ, những công trình tiền tỷ ấy mới có cơ hội hoạt động?

Bà Bảy Lan cũng như người dân sống dọc Tỉnh lộ 627 của hai xã Hành Đức, Hành Trung vẫn hy vọng rằng, dù đánh mất niềm tin vào cái “công trình 11 năm ấy” nhưng khi biết nước sạch là một tiêu chí NTM, họ lại mừng khấp khởi. “Biết đâu nhờ xây dựng NTM mà nó được sửa, rồi lọc được nước sạch”, bà Lan nói.

Đó chỉ là phỏng đoán của người dân, còn theo Phó Chủ tịch UBND xã Hành Đức, ông Nguyễn Sĩ Hải: “Hiện giờ, công trình chỉ còn là đống sắt vụn ngoài ngôi nhà và 2 trạm biến áp. Thế nên để khắc phục, cũng như hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng NTM, chỉ chờ cấp trên đầu tư sửa chữa chứ xã thì chịu, không biết lấy đâu ra kinh phí”.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, công trình nước sạch này từng được UBND huyện Nghĩa Hành sửa chữa vào năm 2010 với kinh phí gần 1 tỷ đồng nhưng nó chỉ hoạt động đúng 1 lần, rồi nghỉ luôn tới nay. Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Sĩ Hải là “cũng không biết vì sao”.

Còn tại xã Nghĩa Hòa vào năm 2004, công trình nước sạch Hà Hòa cũng được thi công. Đến cuối năm 2005 hoàn thành các hạng mục gồm: Giếng, trạm bơm, trạm xử lý nước, trạm biến áp và hệ thống đường ống chính rồi để đó…đợi vốn.

Mãi đến năm 2008, đường ống nội bộ được lắp thì các thiết bị cũ đã hư hỏng. Và với kiểu đầu tư thi công “cắt khúc” như thế nên đến giờ, công trình cấp nước sạch này vẫn… khô roong.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm