| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá bống mú thương phẩm

Thứ Tư 12/06/2013 , 09:25 (GMT+7)

Nhiều hộ dân ven biển ở tỉnh Bạc Liêu đã và đang thành công từ nghề nuôi cá bống mú thương phẩm.

Trong khi nông dân ở nhiều địa phương đang lúng túng trong việc chuyển đổi SX, thì nhiều hộ dân ven biển ở tỉnh Bạc Liêu đã thành công từ nghề nuôi cá bống mú thương phẩm.

Theo các chuyên gia, đây là mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng. Cá bống mú được bà con đưa vào nuôi luân canh trong các ao nuôi tôm không mang lại hiệu quả. Việc áp dụng mô hình này đã phục hồi được môi trường, hạn chế tối đa mầm bệnh và nâng hiệu quả kinh tế cao trong SX.

TS Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu cho biết: “Để giúp bà mang lại hiệu quả cao hơn trong việc áp dụng mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm trong ao đất, ngành chuyên môn thường xuyên hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật nuôi như cải tạo ao đầm, chọn cá giống, chăm sóc…


Thu hoạch cá bống mú

Theo KS Long Văn Nghĩa, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư TP Bạc Liêu, kỹ thuật và quy trình nuôi cá bống mú thương phẩm không phức tạp cầu kỳ, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Do đó từ diện tích thả nuôi ban đầu chưa đến 0,5 ha nhưng hiện tại đã tăng lên hơn 20 ha. Người nuôi chỉ bỏ công chăm sóc sau thời gian từ 10 - 12 tháng là có thể thu hoạch, cá đạt trong lượng từ 900 - 1,1 kg.

Ao nuôi cá bống mú được người dân ven biển ở TP Bạc Liệu chọn ở vị trí ở những nơi có nguồn nước sạch, gần sông kênh lớn… để thuận tiện trong việc thay nước trong quá trình nuôi. Người nuôi cá chia ao theo hai dạng, ao ương cá giống và ao nuôi cá thịt. Theo kỹ sư Nghĩa, nếu ao cũ thì nhất thiết phải cào bùn đáy, xử lý bằng vôi, phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày. Nước bơm vào ao phải qua túi lọc bằng vải kate nhằm tránh cá tạp vào ao. Sau khi bơm nước được 3 - 5 ngày thì người nuôi có thể tiến hành diệt khuẩn. Dùng BKC với liều lượng 50 kg/1.000 m3 trước khi thả giống 3 ngày.

Anh Châu Phước Anh, ngụ phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu là người thành công với mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm, nói: “Mấy năm trước gia đình tôi lận đận với con tôm sú nhiều lắm. Nhưng từ khi áp dụng mô hình này kinh tế gia đình đã khấm khá nhiều hơn. Đây là mô hình kiểu như làm chơi ăn thiệt”.

Qua nhiều năm nuôi thành công cho về thu hoạch hàng trăm triệu đồng/vụ. Anh Phước Anh chia sẻ: “Điều quan trọng nhất là phải có được nguồn cá giống có chất lượng tốt. Phải biết được cá giống có nguồn gốc ngoài tự nhiên hay sinh sản nhân tạo để người nuôi áp dụng cách chăm sóc cho phù hợp. Đặc biệt khi chọn cá giống phải đồng cỡ, đồng màu và không bị hoại tử các cơ quan phụ bộ. Không nên chọn cá giống chiều dài dưới 4 cm, cá giống phải có chiều dải từ 8 cm trở lên”.

Còn theo cách tính toán của lão nông Lê Văn Lợi, giá cá giống hiện tại dao động từ 20.000 - 30.000 đ/con, cộng với tiền thức ăn chiếm khoảng 45% trong tổng chi phí đầu tư. “Giá cá thương phẩm hiện tại đạt khá cao từ 250.000 - 300.000 đ/kg, sau mỗi vụ nuôi thì người nuôi phải lời trên 50%”, ông Lợi khẳng định.

Ngành chức năng địa phương cho biết, nghề nuôi cá bống mú đang là sức hấp dẫn đối với nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh. Cá nuôi lớn nhanh, ít bệnh, chi phí thấp nhưng lãi cao. “Người nuôi cá được bao tiêu sản phẩm. Thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này để giúp bà con thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống”. KS Nghĩa phấn khởi.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

Sapoche Mexico chịu được mặn 5 - 6‰, hiệu quả gấp 3 lần giống bản địa

TIỀN GIANG Ông Trần Văn Khả (ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là nông dân tiên phong ở địa phương trồng giống sapoche Mexico cho hiệu quả kinh tế cao.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất