| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá bống tượng mùa lũ

Thứ Ba 11/10/2011 , 09:56 (GMT+7)

Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.

Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.

Hỏi nhà ông Sáu Công (Nguyễn Văn Công) ở ấp Hòa Lợi 2, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành (An Giang) nhiều người biết và rất rành với tài nuôi cá bống tượng của ông. Khi đến nơi, ông Sáu Công rất vui vẻ và dẫn cho xem hai chiếc lồng bè đang nuôi cá bống tượng.

Là một người có hơn 16 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá bống tượng thương phẩm, ông Công cho biết: Bước đầu tiên phải đóng lồng bè cho thật chắc chắn với bề dài 3m, bề rộng 2m và chiều cao 1,7m. Nếu có điều kiện thì chọn khung bằng gỗ tốt, vách xung quanh được đóng thành hai lớp bằng nẹp tre bên ngoài và lưới sắt bên trong. Khi làm xong chiếc lồng bè phải đem ngâm nước ít nhất một tháng trước khi thả cá vào nuôi.

 Với kích cỡ lồng bè như vậy có thể thả nuôi 200-300 con, tương đương 30-35 kg cá giống. Thời điểm bắt đầu có cá giống ngoài tự nhiên là khi con nước lũ tràn đồng. Cá giống phải đảm bảo lành lặn, không bị rách đuôi, dị tật hay trầy xước.

Theo ông Công, nếu người nuôi chăm sóc tốt thì khoảng 8 tháng cá sẽ đạt trọng lượng từ 700 gram trở lên. Thức ăn cho cá bống tượng chủ yếu là cua, ốc, các loại cá tạp. Mỗi ngày cho cá ăn 2 buổi sáng và chiều mát. Lượng thức ăn tăng dần theo tuổi cá. Theo tính toán của ông Công, trung bình 1 kg cá thương phẩm tốn từ 6- 8 kg thức ăn (khoảng 30.000 đồng), trừ chi phí người nuôi cũng còn lãi trên 400.000 đồng/kg.

Hiện nay, giá cá bống tượng 450.000 đồng/kg, nếu bỏ đi phần hao hụt con giống khoảng 30% thì hiện tại chiếc lồng nhỏ của ông cũng còn trên 70 kg cá thương phẩm, trừ đi chi phí thì lãi trên 25 triệu đồng. Bằng kinh nghiệm của riêng mình, ông Công cho biết thêm, nuôi cá bống tượng trên kênh rạch có nhiều ưu thế hơn so với nuôi ao hầm vì tận dụng được sự tuần hoàn nước một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên cá cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Để hạn chế sự gây hại này, ông Công chế ra một loại hỗn hợp khá đặc biệt, đó là nắn một cục đất sét độ khoảng bằng nắm tay có trộn với vôi bột, muối, dầu mazut. Sau đó nhét 1 gói Soffell diệt muỗi có cắt miệng sẵn đặt ở giữa và đưa vào trong túi nhựa có vài lỗ nhỏ xung quanh, mỗi lồng bè có thể treo từ 5-7 túi.

Trong quá trình nuôi, hỗn hợp này tiết ra dần trong nước diệt vi khuẩn hại cá. Có thể nói, nhờ có những túi đựng hỗn hợp độc đáo này mà trong nhiều năm qua ông Công đã trụ vững với nghề.

Ông Trần Trọng Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Lợi cho hay, trước đây ở địa phương cũng có nhiều hộ dân nuôi cá bống tượng nhưng do thiếu kinh nghiệm nuôi nên đa số đều bỏ nghề vì thua lỗ. Hiện nay toàn xã có khoảng 4-5 hộ là còn gắn bó với nghề nuôi cá này. Trong đó, hộ ông Công là làm ăn có hiệu quả nhất.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất