| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá chình thu nhập cao

Thứ Ba 26/01/2010 , 10:39 (GMT+7)

Cá chình rất thích sống ở nơi nước chảy, ta nên đặt máy sục khí hoặc máy quạt nước để vừa tăng lượng ô xy, vừa tạo dòng chảy cho cá bơi lội, vận động...

Cá chình là loại cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá chình thường sống ở thượng lưu các con sông có nước chảy xiết và nhiều ghềnh thác, các con suối.

Việc sinh sản giống cá chình hiện nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công, chủ yếu dựa vào nguồn đánh bắt cá giống ngoài thiên nhiên từ cửa sông hoặc cửa biển. Cá ưa bóng tối, sợ ánh sáng, ban ngày chúng chui rúc vào trong hang, ban đêm ra ngoài kiếm ăn. Nắm bắt được đặc tính sinh sống cũng như hiệu quả kinh tế của cá chình, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư xây bể xi măng để nuôi loài cá quý hiếm này.

Bà Lê Thị Hoa là một trong những người đi tiên phong nuôi cá chình ở ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TPHCM. Bà là chủ nhiệm HTX công nông từ nhiều năm nay, ngoài công việc ở HTX bà còn mở trại chăn nuôi bò. Năm 2008 trong một lần bà đi giao phân bò cho một cơ sở nuôi trùn ở Đăk Lăk, qua câu chuyện của chủ nhà, mới biết họ nuôi trùn quế để cho cá chình ăn.

Bà kể, bà lân la hỏi thăm cách nuôi và năn nỉ mãi mới mua được 60 con cá chình bằng ngón tay út về nuôi thử. Hồi mới nuôi do thiếu kiến thức, không có kỹ thuật, cá bị chết hết. Không nản chí bà nhờ cô cháu gái lên mạng tìm địa chỉ bán cá chình giống, sau khi đã có địa chỉ trong tay, bà lặn lội ra tận Bình Định mua được 500 con cá chình giống mang về tiếp tục nuôi.

Kinh nghiệm của bà Hoa: Nhằm giảm thiếu chi phí thức ăn, cũng như giảm sự ô nhiễm môi trường, bà tận dụng nguồn phân bò để nuôi trùn quế làm thức ăn chính cho cá. Lưu ý cá chình thường ăn đêm, có thể cho cá ăn vào lúc 6 giờ tối. Hiện nay trại của bà Hoa còn khoảng 4.000 – 5.000 con cá thương phẩm đạt trên dưới 1kg/con, dự kiến sẽ thu hoạch bán vào dịp Tết Canh Dần này.

Nhờ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm từ các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá chình do Khuyến nông tổ chức, về áp dụng vào đàn cá của mình, cá chình được chăm sóc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lớn nhanh và phát triển tốt. Tháng 12/2009 bà Hoa đã thu hoạch lứa đầu được 300 kg, bán với giá 260.000đ/kg thu về 78 triệu, trừ tiền giống, thức ăn, lời được 50 triệu đồng.

Ông Trần Văn Vui - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thới Sơn, cho biết: Mô hình nuôi cá chình của bà Hoa được xem như một mô hình điểm, là nơi để cho nông dân trong xã tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Bà con có thể tận dụng chuồng heo cũ, hoặc xây bể xi măng, diện tích từ 100m2 trở lên là nuôi được.

Chiều rộng từ 3m, dài tuỳ theo khổ đất, cao 80 cm. Ở đáy có đặt ống xả, xung quanh bể lót bạt để khi cá bơi lội không bị trầy da. Rải rác đặt những viên ngói bò hoặc ống khói làm nơi cho cá ẩn náu. Nguồn nước nuôi cá chình phải luôn sạch sẽ, mực nước trong bể nuôi cá con khoảng 30 – 40cm, bể nuôi cá lớn mực nước thích hợp từ 50 – 60cm. Hàng ngày phải xi phông đáy bể, hút bớt phân rác ở đáy bể giảm độc cho cá, sau đó bơm thêm nước sạch vào. Cá chình rất thích sống ở nơi nước chảy, ta nên đặt máy sục khí hoặc máy quạt nước để vừa tăng lượng ô xy, vừa tạo dòng chảy cho cá bơi lội, vận động nhiều, cá ăn khỏa, mau lớn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm