| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá hồi không phép trên đèo Khau Phạ

Thứ Năm 11/04/2019 , 14:31 (GMT+7)

Trên đèo Khau Phạ hiện có 3 cơ sở nuôi cá nước lạnh, hàng năm mỗi cơ sở xuất bán từ 15- 50 tấn cá. Tuy nhiên, hai cơ sở của Lê Trung Thức và Nguyễn Như Quỳnh đến nay vẫn chưa có giấy phép đầu tư xây dựng của tỉnh Yên Bái…

16-19-39_h1
Trại nuôi cá hồi không phép của Lê Trung Thức

Báo NNVN có một số bài viết phản ánh việc nuôi cá nước lạnh trên đèo Khau Phạ. Đây là một nghề mới nhằm phát huy thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho huyện vùng cao Mù Cang Chải, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người dân địa phương và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Gần dây nhất là bài Chuyện về những ông chủ nuôi cá hồi trên Cổng Trời, qua ý kiến phản ánh của bạn đọc hai cơ sở nuôi cá của Lê Trung Thức và Nguyễn Như Quỳnh chưa được bất cứ cơ quan nào của tỉnh Yên Bái cấp phép xây dựng, đó là điều không thể chấp nhận được.

Mới đây PV báo NNVN đã trở lại Khau Phạ để tìm hiểu việc này, một lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải xác nhận: Cho đến nay hai cơ sở nuôi cá nước lạnh này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư xây dựng. Huyện đã yêu cầu họ khẩn trương hoàn tất các thủ tục đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động của mình…

16-19-39_h2
Trại nuôi cá hồi không phép của Nguyễn Như Quỳnh

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đèo Khau Phạ nằm trong khu vực rừng đầu nguồn do Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải quản lý. Năm 2016 hai cơ sở này đã xin phép chính quyền địa phương, tiến hành thương lượng mua lại đất của người dân xã Cao Phạ để xây dựng cơ sở nuôi cá nước lạnh.

Cơ sở nuôi cá nước lạnh của Lê Trung Thức xây dựng trong lòng khe suối hẹp, để có đất xây dựng trại cá, cơ sở này đã tiến hành nắn dòng và lấp một phần lòng suối để lấy đất xây dựng các bể cá. Trận lũ lịch sử năm 2017 đã tràn qua một số bể cá, rất may công nhân xây dựng vừa rời khỏi nơi lũ tràn qua, nên không thiệt hại về người, nhưng thiệt hại về cá cũng không nhỏ.

16-19-39_h3
Dòng suối chảy qua cơ sở nuôi cá hồi của Lê Trung Thức đã bị nắn dòng

Trao đổi với anh Lê Duy Thường, người được Lê Trung Thức giao quản lý trại cá, Thường thừa nhận: Cơ sở đã có giấy phép kinh doanh, còn giấy phép đầu tư xây dựng hiện đang tiến hành hoàn tất để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì năm 2017 thiệt hại nặng nề do lũ quét, nên năm 2018 cơ sở đang tập trung khắc phục hậu quả…

Chiều 29/3/2019 khi PV báo NNVN có mặt tại trại cá hồi của Lê Trung Thức, cơ sở này vẫn đang khoan đá nắn dòng suối.

Hai cơ sở nuôi cá nước lạnh trên đèo Khau Phạ xây dựng từ năm 2016 ngay cạnh QL32 trên diện tích hàng nghìn mét vuông với trên 20 bể cá, đến nay là năm thứ 4 nhưng vẫn chưa có giấy phép đầu tư xây dựng. Bất luận với lý do gì, thì đây chính là sự buông lỏng quản lý của huyện Mù Cang Chải, cần kiểm điểm những người có trách nhiệm.

16-19-39_h4
Lê Duy Thường đang vớt lá cây khỏi ống dẫn nước vào ao cá

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm