| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá rô đầu vuông

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:56 (GMT+7)

Năm 2013 Trung tâm KN-KN Phú Yên phối hợp với Trạm KN-KN huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm...

Năm 2013 Trung tâm KN-KN Phú Yên phối hợp với Trạm KN-KN huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha, số lượng cá giống thả nuôi 30.000 con, mật độ thả 10 con/m2. Các hộ tham gia được hỗ trợ 100% cá giống và 30% thức ăn, tổng kinh phí thực hiện mô hình là 60.075.000 đồng. Trong đó hỗ trợ con giống, thức ăn 27.450.000 đồng...


Cá rô đầu vuông dễ nuôi, hiệu quả cao

Qua 5 tháng triển khai, do thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật nên cá rô đầu vuông sinh trưởng, phát triển tốt. Trong suốt quá trình nuôi không để dịch bệnh xảy ra, tỷ lệ nuôi sống đạt 77%, cao hơn mục tiêu đề ra 7%. Kết quả nghiệm thu mô hình cho thấy cá đạt kích cỡ 8 - 9 con/kg, năng suất ước đạt 8,1 tấn/ha (cao hơn mục tiêu đề ra 1,1 tấn/ ha). Hiện nay giá bán cá thương phẩm ngay tại hộ nuôi 50.000 đồng/kg, nếu bán để làm cá giống 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Tại buổi hội nghị tổng kết, ông Huỳnh Kim Trung cho biết: Với diện tích 1.000 m2 ao nuôi, tôi thả 10.000 con cá giống và sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Ban đầu không ít người bảo tôi sẽ chẳng thu được gì vì cho rằng loài cá này nuôi không khéo khi trời mưa sẽ thóc ra ngoài hết. Tuy nhiên, tôi vẫn rất tự tin vì các cán bộ kỹ thuật đã chỉ bảo tận tình, đầu tư làm ao hồ bài bản nên mạnh dạn nuôi...

Còn ông Trần Phước Sanh cho hay, mặc dù cá rô đầu vuông có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường nhưng việc cải tạo ao nuôi cũng phải hết sức cẩn thận. Ao phải chắc chắn, bờ thông thoáng, xung quanh nên rào lưới hoặc lát bê tông để ngăn không cho cá thoát ra ngoài. Hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, thân dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang.

Cá rô đầu vuông có đặc tính sinh học tương tự như cá rô đồng, nguồn thức ăn cho cá khá đa dạng và phong phú, cá có thể ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm tép, ốc bươu vàng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như bột ngô, bột cám… Tùy điều kiện của mỗi hộ mà lựa chọn nguồn thức ăn cho phù hợp và nếu có điều kiện có thể tự chế biến gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, 70% cám tấm.  Trộn hai loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho ăn bằng thức ăn công nghiệp.

Ông Trần Văn Thái, Phó Chủ nhiệm HTX Hòa Mỹ Tây nói: Cá rô đầu vuông này thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở địa phương (đối với vụ nuôi từ tháng 7 đến tháng 11) nên cá lớn nhanh ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Với đặc điểm loài cá phàm ăn, có thể tận dụng được từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, vì thế đây được coi là loài cá giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.

Ông Nguyễn Khắc Tân, Phó GĐ Trung tâm KN-KN Phú Yên cho biết: Mô hình nuôi cá rô đầu vuông đã bước đầu khẳng định được tính thích nghi, năng suất, giá bán thị trường cũng cao hơn. Do đó, doanh thu từ nuôi cá rô đầu vuông có thể tăng lên so với các đối tượng nuôi khác. Đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của nông dân...

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.