| Hotline: 0983.970.780

NUÔI CÁ SẶC RẰN, NÀNG HAI

Thứ Năm 02/06/2011 , 10:41 (GMT+7)

Hơn một năm nay, ông Út Cư (An Giang) đã chuyển từ mô hình nuôi cá tra sang nuôi cá sặc rằn, cá nàng hai, hiệu quả mang lại khá khả quan...

Gần mười năm lênh đênh và phải bán hơn 1 ha đất trồng lúa để chăn nuôi cá tra, ông Nguyễn Văn Cư (Út Cư), ngụ ấp Bình Chánh 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã đúc kết: “Thất bại là mẹ đẻ của thành công. Và để làm được như vậy mình phải tự tìm hướng đi mới”.

Hơn một năm nay, ông Cư đã chuyển từ mô hình nuôi cá tra sang nuôi cá sặc rằn, cá nàng hai, hiệu quả mang lại khá khả quan. Nhớ lại ngày trước, thấy đa số hộ nuôi cá tra sau vài vụ trở thành tỷ phú, năm 2000, ông Nguyễn Văn Cư cũng đào 3.000 m2 nuôi cá tra thịt. Do giá cá bấp bênh, chi phí đầu tư cao nên chỉ trong vài vụ thu hoạch cá tra gia đình ông đã lâm vào cảnh nợ nần.

Đọc báo thấy mô hình nuôi cá nàng hai của nông dân Nguyễn Minh Tâm (còn gọi là Ba Dân), xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú chăn nuôi có hiệu quả, ông Cư đã khăn gói đi học hỏi kỹ thuật. Trở về, ông Út Cư mạnh dạn đầu tư 15 triệu đồng mua 5.000 con cá nàng hai giống về thả trên diện tích hầm của mình. Đồng thời để tận dụng thức ăn thừa, ông thả nuôi 20kg cá sặc rằn.

Theo ông, để nuôi cá đạt hiệu quả, khi bắt về chúng ta không vội cho cá ăn no mà tập cho cá quen dần với môi trường mới. Mỗi ngày cho cá ăn vào buổi chiều để hạn chế hao hụt. Cứ 7 ngày trộm vitamin C và men tiêu hóa cùng với thức ăn cá biển, cá đồng xay nên cá của ông tăng trưởng tốt và cứ nửa tháng thêm nước vào ao. Sau 10 tháng thu hoạch cá nàng hai được 2,8 tấn, thương lái thu mua với giá 52.000đồng/kg, trừ các khoản chi phí lợi nhuận hơn 100 triệu đồng.

Điều mà ông Cư phấn khởi khi nuôi cá nàng hai là không phải nấu cám cho cá ăn. Và chỉ cần 1 người chăm sóc, đỡ tốn nhân công, chi phí đầu tư so với nuôi cá tra. Không chỉ phấn khởi với mô hình nuôi cá nàng hai được mùa, được giá mà ngay cả cá sặc rằn cũng thành công. Sau 10 tháng thu hoạch được 500 kg, với giá 48.000 đồng/kg, trừ chi phí bỏ túi gọn 12 triệu đồng.

Thấy mô hình chăn nuôi của ông Cư thu lợi nhuận cao nhiều bà con đến học hỏi kỹ thuật. Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông An Giang chọn gia đình ông Út Cư làm mô hình mẫu nuôi cá sặc rằn trên ao đất thí nghiệm. Với diện tích mặt nước 3.000 m2 gia đình ông được hỗ trợ 240.000 con cá sặc rằn giống, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách chọn con giống nên cá tăng tưởng nhanh. Đến nay đã 11 tháng, cá sặc rằn trung bình từ 11 đến 12 con đạt 1kg, chuẩn bị thu hoạch, bán sẽ được giá cao. Ngoài ra, ông còn thả nuôi 16.000 con cá nàng hai cũng đang đến kỳ thu hoạch.

Theo ông Nguyễn Văn Cư thì nuôi cá nàng hai không khó chỉ cần chịu khó học hỏi kỹ thuật, tìm kiếm thông tin và chọn thời điểm thu hoạch phù hợp để bán được giá. Hiện nay, các loại cá này thường hút hàng, thương lái từ Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh điện đặt hàng nhưng ông vẫn chưa chịu bán, đợi giá lên chút nữa. Sau 8 đến 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng mỗi con từ 100 gram đến 150 gram. Nên thu hoạch tỉa theo từng đợt và thu hoạch cá lúc trời mát. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn, nàng hai dễ áp dụng cho hiệu quả kinh tế cao, được ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.