| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chim bồ câu công nghệ cao thu 200 triệu đồng/tháng

Thứ Năm 04/01/2018 , 13:05 (GMT+7)

Mạnh dạn đầu tư trang thiết bị cũng như sáng tạo, áp dụng kỹ thuật mới trong chăm sóc chim bồ câu, gia đình chị Nguyễn Thị Phú ở thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện, huyện Lục Nam thu lãi bình quân 200 triệu đồng/tháng.

09-31-22_nh_chi_phu
Chị Nguyễn Thị Phú thu lãi bình quân 200 triệu/tháng nhờ nuôi chim bồ câu công nghệ cao

Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu công nghệ cao của gia đình chị Nguyễn Thị Phú nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi quy mô cũng như phương pháp chăm sóc. Mùa đông, gió thổi từng cơn buốt giá nhưng trong chuồng nuôi thật ấm áp vì được che chắn bằng bạt, lưới thép cùng nhiều bóng điện bật sáng.

Kiểm tra đàn chim non thương phẩm, chị Phú chia sẻ về “bí kíp” của nghề. Lâu nay, người dân thường nuôi chim bồ câu bằng những thùng gỗ, sáng sớm, chiều tối mới cho ăn. Vì thế, khoảng thời gian còn lại chim bay đi kiếm ăn, đôi khi bị lạc, hao hụt đàn. Có lúc lại làm vỡ, gây dột mái ngói nhà cấp bốn. Sau khoảng 45 ngày mới được một lứa chim non, hiệu quả kinh tế rất thấp. 

Qua tìm hiểu, chị đã khắc phục thành công nhược điểm trên bằng cách nuôi chim trong lồng sắt theo từng cặp. Mỗi lồng có giỏ nhỏ đựng trứng riêng. Tất cả trứng được ấp trong lò. Chị Phú nói: “Tôi chọn cặp chim bố mẹ “khéo” để nuôi 4 - 5 con non. Những cặp chim khác không phải nuôi con sẽ nhanh chóng sinh sản trở lại sau khoảng một tuần, giảm gần 40 ngày so với trước.

Với 7 nghìn cặp bồ câu, bình quân tôi bán khoảng 10 nghìn con thương phẩm/tháng với giá 70 nghìn đồng/con, hạch toán lãi khoảng 200 triệu đồng/tháng. Nhiều thời điểm không đáp ứng đủ nhu cầu của khách”.

09-31-22_nh_p_trung
Máy ấp trứng chim bồ câu

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm