| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chim cút lãi hơn 1 triệu đồng/ngày

Thứ Năm 27/04/2017 , 07:30 (GMT+7)

Chỉ 300m2 chuồng trại, thả nuôi 5.000 con chim cút, mỗi ngày ông Nguyễn Nông ở thôn Đại La, xã Hòa Sơn (Hòa Vang, Đà Nẵng) thu 2,2 - 2,4 triệu đồng từ bán trứng, trừ chi phí lãi ròng hơn 1 triệu đồng.

08-21-44_dsc08909
Ông Nguyễn Nông trong trại chim cút

Từng trải qua nhiều nghề, mãi đến năm 2014, ông Nông mới tiếp cận với hoạt động nuôi chim cút. Chả là, một lần vào thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước cùng huyện chơi, người quen dẫn tham quan mấy trại nuôi cút quy mô lớn, được các chủ trại cho biết nuôi loài vật này không khó, thu nhập cao và ổn định; hơn tuần sau, ông khởi động việc xây dựng trại nuôi chim cút sát chân núi, vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng. Từ đó đến nay, trại nuôi cút cho thu nhập khá cao và ổn định.

Sau 3 năm miệt mài với việc nuôi cút đẻ, ông Nông đã đúc rút khá nhiều kinh nghiệm quý. “Đây là loại chim chỉ nuôi 50 ngày tuổi là đẻ trứng. Con giống mua về đã 20 ngày rồi, với giá 8.000 đ/con. Về trại, chỉ cần nuôi 1 tháng nữa là có thu hoạch. Với 5.000 con, mỗi ngày thu 4.300 - 4.500 quả trứng, với giá 550 đ/quả, trừ chi phí lãi ròng 1,2 - 1,3 triệu đồng. Khoảng 10 tháng là thay con giống khác. Để có nguồn thu liên tục, trước khi xả cút đẻ, ông nhập con giống về nuôi. Có thời điểm trại nuôi 10.000 con cả cút mẹ gần xả và cút giống”, ông Nông cho biết.

Trại nuôi cút của ông Nông sát lưng núi, ẩn mình dưới rừng keo lá tràm, cách nhà ở chừng trăm mét. Trong ngôi nhà rộng, hàng chục chuồng nuôi cút xếp từng dãy.

“Để cút khỏe mạnh, đẻ đều, yêu cầu chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Nước cho cút uống phải là nước sạch. Thức ăn là loại chế biến sẵn, ngày cho ăn 2 - 3 lần. Nhằm tăng dinh dưỡng cho cút, thỉnh thoảng pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn. Loài vật này không cần nhỏ vacxin như gà, nhưng khâu tiêu độc khử trùng hết sức quan trọng, phải triển khai thường xuyên. Thực ra, nuôi cút khá dễ nhưng phải chịu khó, tâm huyết”, ông Nông bật mí.

Trên đường từ trại về nhà, lão nông này cho biết thêm, ở nông thôn, có lẽ nuôi cút đẻ cho thu nhập cao và ổn định hơn cả. Ở thôn này, trước đây cũng có nhiều trại nuôi heo, nuôi gà quy mô lớn song do dịch bệnh và sức ép từ giá cả mà bỏ gần hết. Duy chỉ có hoạt động nuôi cút là duy trì. Chăn nuôi thu lãi đều đều 1,2 - 1,3 triệu đồng/ngày không hề đơn giản. Được cái, đầu ra khá ổn định. Sáng nào khách hàng cũng đến tận trại mua bằng hết số trứng thu được. Gia đình đang tính năm tới mở rộng quy mô trại, nâng tổng đàn cút đẻ lên 8.000 - 10.000 con.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm