| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cua trong vuông tôm: Làm chơi ăn thật

Thứ Ba 17/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nuôi thêm cua trong vuông tôm là cách làm đã tồn tại rất lâu tại các huyện vùng mặn hóa của Cà Mau. 

Ông Nguyễn Văn Thoái ở xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân có hơn 2 ha đất nuôi tôm, cua. Tính riêng trong vụ nuôi để cung ứng cho Tết Nguyên đán vừa qua ông đã kiếm bộn tiền. Đợt cận tết giá cua tăng mạnh, cua gạch lên tới hơn 550.000 đ/kg,còn cua y cũng trên 300.000 đồng/kg, ông lãi cả trăm triệu.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua, ông Thoái cho biết: Cua và tôm có thể sống cùng nhau. Nhiều người sợ cua bắt tôm ăn, nhưng nếu cùng thả chúng ra ngoài môi trường tự nhiên, con tôm nhanh hơn cua rất nhiều, cua không thể bắt được chúng. Thả cua trước đây là làm chơi ăn thật, còn bây giờ làm thật để kiếm nhiều hơn”.

Nuôi cua trong vuông tôm chẳng phải đầu tư nhiều nhưng vẫn thu được một nguồn lợi tương đối. Thấy hiệu quả, người dân chia sẻ cùng nhau kinh nghiệm nuôi rồi nhân rộng. Những năm gần đây, chính quyền tập huấn kỹ thuật cho bà con nên nuôi cua ngày càng mang lại hiệu quả lớn.

Hưởng niềm vui như ông Thoái và nhiều người dân xã Rạch Chèo, là các hộ dân trong tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9 thuộc ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Phồi, Tổ trưởng THT 2/9 chia sẻ: THT có hơn 29 ha nuôi tôm cua, trung bình mỗi hộ một năm thu lợi trên dưới 100 triệu đồng/ha. “Hiện nay, bà con trong THT đang tập trung thu hoạch cua. Hiện giá cua thương phẩm chỉ còn 400.000 đồng/kg, còn cua y là 280.000 đồng/kg nhưng giá vẫn cao hơn bình thường khoảng 30%”, ông Phồi phấn khởi.

Nói về việc nuôi cua, ông Phồi bộc bạch: “Bây giờ người ta mới biết vèo cua, kiểm tra mật độ trước khi bung ra vuông, rồi cho cua ăn định kỳ… chứ trước đây mua về là quăng xuống vuông, sống chết mặc bay”.

Từ một số chia sẻ của bà con trong THT được biết nuôi cua trong vuông tôm còn giúp cải tạo môi trường. Tập quán sinh sống của con cua là đục hang và chui lủi dưới bùn. Khi chúng hoạt động sẽ giúp bề mặt đất dưới đáy vuông đảo lộn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh trưởng. Ngoài ra, những mẩu thức ăn thừa của cua còn sót lại, chính là thức ăn của tôm.

Ông Nguyễn Văn La, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Đông Thới cho biết, xã có diện tích nuôi cua hơn 2.000 ha. Nuôi cua trong vuông tôm đang mang lại nguồn lợi ổn định cho các hộ dân. Tuy nhiên, bà con cần đảm bảo nuôi đúng kỹ thuật đã được tập huấn như: Phải vèo cua con trong thời gian từ 7 - 10 ngày để kiểm soát chất lượng con giống trước khi thả ra vuông. Khi cua còn nhỏ lên luộc cá bỏ xương và hòa vào nước cho ăn. Trong vuông nên cắm nhiều trà để có nơi cho cua lột trú ngụ an toàn. Cho ăn một tháng ít nhất 2 lần. Đặc biệt phải chú ý xử lý môi trường nước đảm bảo tôm nuôi không bệnh thì cua sẽ phát triển tốt.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó phòng NN-PTNN huyện Cái Nước thông tin: Huyện có diện tích nuôi cua hơn 6.000 ha, tập trung nhiều tại các xã Trần Thới, Đông Thới… Năm nay thời tiết thuận, cua nuôi được mùa, bà con đang thu hoạch để chuẩn bị vụ mới. Bình quân trên mỗi ha nuôi cua cho nguồn thu khoảng 40 - 50 triệu đồng/năm.

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, diện tích nuôi cua xen tôm rải rác khắp tỉnh, chiếm khoảng 70% diện tích đất nuôi tôm (trên 80.000 ha). Sản lượng cua năm 2014 ước đạt 17.000 tấn. Diện tích nuôi nhiều tập trung tại các huyện Năm Căn, Cái Nước, Phú Tân và Ngọc Hiển.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm