| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dê thịt ở miền Tây

Thứ Ba 07/04/2015 , 06:11 (GMT+7)

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường. 

Có người nuôi chuồng, có người nuôi cột buộc lại, có người nuôi chăn thả hoặc nuôi chuồng kết hợp với thả rông.

Anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp Vịnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đang nuôi 20 con dê cái và trên 50 con dê con, dê thịt và dê hậu bị.

Anh cho biết dê nuôi tại nước ta hiện có nhiều giống gồm dê Hòa Lan, dê Bách Thảo, dê cỏ, mỗi giống đều có ưu điểm riêng của nó nhưng giống ngoại thì tiền đầu tư hơi cao nên anh chọn dê cỏ và một số ít dê Bách Thảo để nuôi.

Anh đang áp dụng mô hình nuôi chuồng kết hợp với thả rông. Anh chỉ nhốt dê vào ban đêm và khi trời mưa bão, thời gian còn lại đều thả ra ngoài thiên nhiên cho chúng tự tìm thức ăn vì xã Vĩnh Thịnh ở ven biển, cỏ cây dồi dào, đất đai rộng thênh thang rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài dê.

Dê là con vật ăn tạp rất dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, thức ăn chủ yếu của chúng là cây cỏ tự nhiên có sẵn ở địa phương, phổ biến nhất là cây so đũa, cây bụi, chuối, dâm bụt, lá mít, lá bắp, mía và các phụ phẩm nông nghiệp.

Tuy dễ nuôi nhưng muốn cho dê chóng lớn, khỏe mạnh, đẻ nhiều, người nuôi cũng phải nắm vững kỹ thuật, trước hết là chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, không được ẩm ướt. Tốt nhất là nên có rãnh thoát nước tiểu và hố chứa phân.

Kế đến là thức ăn phải đầy đủ, đặc biệt đối với dê đẻ và thời gian cho con bú cần bổ sung thức ăn đầy đủ, kết hợp với cháo, cám.

Tại các huyện miền núi An Giang hiện có tới hàng trăm hộ nuôi dê theo kiểu bán chăn thả với quy mô từ 20 - 50 con, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nhất là các xã miền núi, đất cát khô cằn, thiếu điều kiện canh tác lúa rẫy, hoa màu.

Ngoài ra, người nuôi dê cũng phải chú ý tránh cho dê giao phối cận huyết nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng con giống.

Anh Tuấn phấn khởi cho biết giá dê thịt hiện nay dao động ở mức 110.000 - 130.000 đồng/kg (tăng 30% so với năm 2012); dê giống có giá 1,5 triệu đồng/cặp; dê cái hậu bị có giá từ 3 - 5 triệu đồng/con.

Dê cái một năm có thể đẻ 2 lần, mỗi lần 2 con. Sau 2 năm, dê thịt có thể cân nặng 30 kg. Riêng gia đình anh mỗi năm thu nhập trên 150 triệu đồng nhờ bán dê thịt và dê giống.

Cùng quê với anh còn có anh Nguyễn Văn Vũ cũng nuôi theo kiểu chăn thả một bày dê trên 70 con, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng.

Có thể nói trong các hoạt động chăn nuôi hiện nay, mô hình nuôi dê thương phẩm có chiều hướng gia tăng nhờ giá dê ở mức ổn định, thời gian quay vòng vốn nhanh, người nuôi ít tốn kém, rất phù hợp với những hộ nghèo, thiếu vốn.

Được biết gần đây, ở miền Tây đã có rất nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên phục vụ các món đặc sản từ thịt dê, chỉ riêng con đường từ cầu Rạch Ngỗng - Cần Thơ đổ về sân bay cũng có trên 20 quán. Nhờ vậy mà thịt dê ngày càng lên đời và giá cá luôn ở mức ổn định.

Theo ước tính, người nuôi dê thương phẩm đạt hiệu quả cao gấp hai, ba lần nuôi heo và nuôi bò với điều kiện phải có đồng cỏ hoặc trồng thêm cỏ voi, cỏ sả.

Một gia đình chỉ nuôi vài con cái và khoảng chục con dê thịt mỗi năm ít nhất cũng thu về 30 triệu đồng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm