| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà an toàn sinh học tại Đông Anh

Thứ Sáu 25/05/2012 , 11:12 (GMT+7)

Hiện nay, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, hơn bao giờ hết công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả trong chăn nuôi.

Hiện nay, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, hơn bao giờ hết công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả trong chăn nuôi.

Chúng tôi được các cán bộ ở Trạm Thú y huyện Đông Anh (Hà Nội) đưa đến thăm một trang trại chăn nuôi gà an toàn sinh học, đó là gia đình chị Đỗ Thị Thứ ở xã Liên Hà với 34.000 con gà đẻ trứng, mỗi năm thu hơn chục tỷ đồng. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó là trang trại được xây dựng cách xa khu dân cư và được đầu tư theo quy mô khép kín.

Để có được mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, gia đình chị Thứ cũng gặp phải không ít những khó khăn lúc ban đầu như thiếu: Vốn để đầu tư, kỹ thuật trong chăn nuôi gà và diện tích đất để đầu tư trang trại.

Năm 2006, gia đình chị Thứ đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đấu thầu với diện tích trên 10.000m2. Có đất, gia đình chị đầu tư vào kinh doanh nuôi gà đẻ trứng với số lượng đầu tư ban đầu là 10.000 con gà, nhưng với mục đích chăn nuôi bền vững, chị Thứ đã suy nghĩ làm sao để sản phẩm trứng tới tay người tiêu dùng là sản phẩm sạch, điều quan trọng đầu tiên đó là phải có kiến thức về kỹ thuật nuôi gà. Chị quyết định cho chồng sang Nhật Bản để học tập và hiểu biết thêm về kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học. Với thời gian 2 năm được học tập ở nước bạn, sau khi về nước 2 vợ chồng chị bắt tay vào kinh doanh gà đẻ trứng với quy mô lớn là 34.000 con gà.

Khi đã có kiến thức về chăn nuôi bài bản và đồng bộ thì tất cả các khâu đều được gia đình chị quan tâm và chú trọng như: Về chuồng trại, con giống, quy trình chăm sóc và thức ăn… tất cả hệ thống dây chuyền đều được gia đình chị đầu tư khép kín theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà, tránh dịch bệnh, toàn bộ thức ăn chăn nuôi đều được anh chị nhập từ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có uy tín, sau đó gia đình chị tự phối trộn thức ăn cho đàn gà.


Nuôi gà an toàn sinh học mang lại nhiều hiệu quả

Theo chị Thứ, loại thức ăn gia đình dùng để cho gà ăn là công thức phối trộn theo cách riêng của gia đình, nên tỷ lệ gà đẻ trứng cao, thời gian gà đẻ kéo dài hơn. Chia sẻ cùng chúng tôi, chị Thứ cho biết: Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, nhưng chị vẫn tha thiết mong muốn các ngành chức năng quản lý đầu vào chặt chẽ hơn nữa, vì hiện nay trên thị trường có nhiều trứng gà Trung Quốc không rõ nguồn gốc vẫn bán trên thị trường, trong khi đó những cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện thì lại bị tư thương ép giá.

Xác định rõ chăn nuôi khép kín như vậy nhưng gia đình chị Thứ vẫn không ngừng học hỏi kiến thức thông qua các buổi tập huấn về chăn nuôi gà do Trạm Thú y huyện tổ chức. Đặc biệt, vào thăm bên trong khu trang trại nuôi gà của chị chúng tôi thật sự ngạc nhiên, vì đó là cả một hệ thống khép kín đồng bộ gồm máy phát điện, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió làm mát khi trời nóng và hệ thống máy sưởi khi trời lạnh. Trang trại được đầu tư, xây dựng theo quy trình chuẩn không chỉ bảo đảm giữ vệ sinh môi trường xung quanh mà còn thực sự mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. Thêm vào đó chăn nuôi gà với quy mô lớn đòi hỏi tuân thủ yêu cầu kỹ thuật từ vệ sinh, cho ăn, nước uống, tiêm phòng... khắt khe hơn nhiều so với nuôi gà theo hình thức chăn thả tự nhiên. Giai đoạn gà nhỏ đến 21 ngày tuổi phải tiến hành nhỏ thuốc và tiêm đầy đủ vắc xin, bảo đảm thức ăn, điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện môi trường thì gà nhanh lớn, phát triển tốt.

Ông Nguyễn Hồng Thái, phụ trách Trạm thú y huyện Đông Anh, cho biết: Gia đình chị Thứ chấp hành tốt các quy định về chăn nuôi gia cầm, không những thế mà gia đình chị còn đầu tư rất bài bản, nên sản phẩm trứng của gia đình chị đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thú y.

Hiện nay, sản phẩm trứng gà của gia đình chị Thứ được nhiều nơi biết đến với sản phẩm trứng gà đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tính trung bình 1 ngày gia đình chị Thứ bán ra 18.000 trứng gà thì 1 tháng số lượng trứng gia đình chị cung ứng cho thị trường Hà Nội là 540.000 quả.

Khắc phục mọi khó khăn và thách thức trong chăn nuôi, mô hình chăn nuôi gà khép kín của gia đình chị Thứ đã mang lại nguồn thu đáng kể, bên cạnh đó gia đình chị còn tạo công ăn việc làm cho 8 lao động thường xuyên với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm