| Hotline: 0983.970.780

Nuôi heo rừng theo kiểu 'khác người' của anh Hai miền Tây

Thứ Năm 27/09/2018 , 07:05 (GMT+7)

Theo anh Hà Thanh Sum, 44 tuổi quê ở ấp Phong Thới, xã cù lao Phong Nẫm, huyện Kế Sách, người nuôi heo rừng kết hợp với dịch vụ quay lợi nhuận sẽ cao hơn bán heo thịt nhờ đầu ra ổn định. Đây là cách làm ăn mới mẻ, có tính sáng tạo, mang lại hiệu quả đáng kể...

Anh Hà Thanh Sum, 44 tuổi quê ở ấp Phong Thới, xã cù lao Phong Nẫm, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) là một nông dân làm vườn và chăn nuôi giỏi.

10-30-58_1_nh_h_thnh_sum_tm_heo
Anh Hà Thanh Sum tắm cho heo

Lúc đầu anh nuôi heo thịt nhưng do giá cả bấp bênh nên bị thua lỗ sạch vốn. Mặc dù thất bại nhưng anh vẫn không đầu hàng, tiếp tục đi đó đi đây học hỏi kinh nghiệm về cách nuôi heo rừng.

Sau khi chuẩn bị chuồng trại, anh bắt tay vào việc mua con giống thả nuôi, lúc đầu chỉ có 5 con rồi lên 10 con. Sau hai năm gây dựng, hiện trong chuồng lúc nào cũng có trên 50 con thịt và 15 con nái.

Anh cho biết thức ăn chủ yếu của heo rừng là rau, củ, chuối cây nên người nuôi nhẹ vốn đầu tư mua thức ăn. Hằng ngày anh chịu khó đi tìm thức ăn từ trong thiên nhiên cộng thêm với tấm cám giúp cho heo mẹ và heo con có thêm nguồn dinh dưỡng.

Đặc biệt anh Sum nuôi heo rừng không chỉ để bán thịt mà chủ yếu là làm dịch vụ quay heo khi có khách hàng yêu cầu. Khách hàng phần đông là các nhà hàng, quán ăn ở tỉnh Sóc Trăng và đám tiệc ở địa phương như sinh nhật, tiệc cưới hỏi, ăn mừng, tân gia…

Người quay heo thường chọn những con có trọng lượng từ 20 – 40 kg. Sau khi quay xong, trọng lượng sẽ còn khoảng 3/4 heo lúc chưa quay. Khi khách đặt hàng, anh Sum sẽ quay nguyên con hoặc từng phần và giao hàng tận nơi. Nhờ kỹ thuật ướp và quay chất lượng thơm ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm uy tín nên ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Hiện giá heo hơi dao động từ 80.000 – 85.000đ/kg. Bình quân mỗi tháng anh quay trên 20 con, chưa kể bán heo thịt. Nếu trong chuồng không đủ heo để quay anh sẽ mua thêm từ các trại khác để đủ cung ứng cho khách hàng. Khi quay, anh chỉ tính tiền bán thịt mà không tính tiền công quay nên thu hút được nhiều khách hàng.

10-30-58_2_nh_h_thnh_sum_v_by_heo_rung_truong_thnh
Anh Hà Thanh Sum và bầy heo rừng trưởng thành

Theo tính toán của anh, một con heo 20 kg sẽ đầu tư khoảng 400.000đ tiền thức ăn, trừ hết các chi phí còn lời mỗi con 800.000đ. Như vậy lợi nhuận bình quân mỗi tháng từ 10 – 16 triệu đồng.

Theo anh, người nuôi heo rừng kết hợp với dịch vụ quay lợi nhuận sẽ cao hơn bán heo thịt nhờ đầu ra ổn định. Đây là cách làm ăn mới mẻ, có tính sáng tạo, mang lại hiệu quả đáng kể ở một vùng nông thôn.

Ngoài sản xuất và kinh doanh heo rừng anh Sum còn trồng được 7 công nhãn và mận, mỗi năm bán trên 200 triệu đồng. Tính bình quân mỗi năm anh thu lãi từ con heo rừng và trái cây lên đến 300 triệu đồng.

Ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Nẫm đã nhận xét: anh Hà Thanh Sum là một nông dân cần cù, chịu khó và năng động, sáng tạo, có cách làm mới mẻ trong chăn nuôi nên đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với những người nuôi heo bán thịt thông thường.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm