| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn an toàn sinh học

Thứ Tư 04/02/2015 , 06:13 (GMT+7)

Năm 2014, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học”.

Sau quá trình phối hợp với các Trạm Khuyến nông khảo sát, Trung tâm đã tìm được điểm thực hiện đề tài tại 2 hộ gia đình ở huyện Yên Phong là ông Bùi Xuân Kỳ và bà Nguyễn Thị Bình. Ngoài ra cũng đã chọn được đơn vị cung ứng giống lợn đảm bảo chất lượng cho các hộ tham gia.

Trước khi bước vào thực hiện đề tài, Trung tâm đã phối hợp với Trạm Khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, làm, sử dụng và bảo quản đệm lót. Hướng dẫn các hộ chuẩn bị chuồng nuôi và làm đệm lót như sau: Nền chuồng có diện tích tối thiểu 1,5 m2/con được chia làm 2 phần gồm phần đệm lót chiếm 2/3 diện tích có độ cao 50 - 60 cm so với mặt nền chuồng và cao hơn trên 20 cm so với mực nước mùa mưa để tránh nước thẩm thấu vào đệm, 1/3 diện tích còn lại lát gạch hoặc láng xi măng có độ dốc để thoát nước.

Đệm lót lên men gồm 3 loại: Loại đệm lót dưới mặt đất đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót; Loại đệm lót nổi trên mặt đất xây tường bao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót; Loại đệm lót nửa dưới mặt đất đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.

Trong đề tài đã thực hiện làm loại đệm lót dưới mặt đất. Để làm 20 m2 chuồng có đệm lót dày 60 cm cần nguyên liệu: Trấu và mùn cưa theo tỷ lệ 50 - 70% và 30 - 50% (số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60 cm) + bột ngô 15 kg + 2 kg chế phẩm BALASA N01.

Chuẩn bị cho việc làm đệm:

Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh có chính sách hỗ trợ cụ thể để ứng dụng tiến bộ này được mở rộng ra ngoài đề tài và cho toàn bộ các hộ chăn nuôi trong tỉnh. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trang trại xa khu dân cư về đất đai, cơ sở hạ tầng, lãi xuất vốn vay…
Đồng thời có chính sách hỗ trợ theo Quyết định 50/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020, trong đó có nội dung hỗ trợ đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi với mức hỗ trợ lên đến 5 triệu đồng/hộ.
Và các cơ quan quản lý có biện pháp mạnh hơn nữa về quản lý con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất trong chăn nuôi để giảm thiểu rủi ro, tránh thiệt hại cho người chăn nuôi.

Pha chế 200 lít dịch men bằng cách cho 1 kg men gốc và 10 kg bột ngô vào thùng, sau đó cho thêm 200 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C thì dùng nước ấm) khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian trên 24 giờ là có thể dùng được, mùa đông có thể kéo dài đến 2 ngày. Chế dịch men phải làm trước 1 - 2 ngày.

Cách xử lý bột ngô (trước khi bắt đầu làm đệm lót 5 - 7 giờ thì xử lý): Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều, sau đó để ở chỗ ấm.

Cách làm đệm lót

Rải lớp trấu dày 30 cm; dùng vòi phun nước sạch (phun mưa) lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một nắm trấu trên tay, quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được).

Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để trấu ẩm đều và làm phẳng mặt; tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải một phần bã ngô có trong dịch lên men trên mặt lớp trấu;

Tiếp tục rải lớp mùn cưa dày 30 cm lên trên lớp trấu; phun nước sạch đều lên trên mặt đến khi đạt độ ẩm khoảng 20%. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi, rời là được;

Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa; tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, sau đó rắc hết phần bã ngô còn lại lên mặt lớp mùn cưa; lấy tay xoa toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa; đậy kín bề mặt bằng bạt hoặc ni-lon và lên men.

Lưu ý

Mùa mưa sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh, quá trình lên men chậm, do vậy tận dụng nhiệt độ cơ thể vật nuôi để làm tăng sự lên men. Mùa khô: 1 - 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40 độ C, dưới độ sâu 30 cm có thể đạt nhiệt độ 70 độ C nhưng duy trì trong thời gian ngắn.

Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần, bới sâu xuống 30 cm, nhiệt độ khoảng 40 độ C, không có mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được. Sau khi quá trình lên men kết thúc, bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí 1 ngày mới thả lợn. Hàng tháng định kỳ bổ sung men Balasa và bảo dưỡng đệm lót trong chuồng nuôi.

Sau 3 tháng triển khai đề tài đã thu được kết quả bước đầu khá tốt. Lợn tăng trọng trên 16,3 kg/con/tháng, rút ngắn thời gian nuôi đến lúc xuất chuồng (90 - 100 kg/con) khoảng 1 tháng, tăng hệ số quay vòng chuồng trại từ 2,6 lứa/năm lên 3,0 - 3,1 lứa/năm, tiêu tốn thức ăn 2,87 kg/1 kg lợn thịt. Chưa tính thức ăn thì chi phí giảm 205.000 đ/con so với chăn nuôi trên nền chuồng cũ.

Khi sử dụng công nghệ này người chăn nuôi sẽ có những lợi ích rất lớn như sau: Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng; chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên và đặc biệt là môi trường không ô nhiễm.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.