Thứ Hai, 14/4/2025 17:56 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo

Thứ Hai 06/01/2020 , 09:29 (GMT+7)

Dự án được triển khai từ năm 2017 và đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo tại các địa phương triển khai dự án tăng lên rõ rệt.

10-41-30-nh-1104440776
Tham quan mô hình nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo hiệu quả.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hà Nam vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo và các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản tại nông hộ”.

Năm 2019, ngành chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn, dịch lợn tả châu Phi gây thiệt hại nặng nề. Cả nước có 8.400 xã, của 63 tỉnh, thành phố mắc dịch; tiêu hủy 5,8 triệu con, chiếm 8,5% tổng đàn.

Việc tái đàn ở các địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo an toàn sinh học. Do đó, việc giữ và duy trì các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học từ đó phát triển tạo chăn nuôi bền vững là hết sức cần thiết. Đặc biệt là các đàn giống cần được bảo vệ và duy trì.

Ông Nguyễn Duy Điều, Chủ nhiệm dự án cho hay, mục tiêu của dự án nhằm nâng cao chất lượng giống bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh lợn đực giống ngoại hoặc lai (Pietran, Duroc, Yorskhire, Landrace…) đảm bảo chất lượng, tăng tỷ lệ sống, tỷ lệ cai sữa của lợn con trên các đàn lợn nái, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.

Dự án được triển khai từ năm 2017 và đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo tại các địa phương triển khai dự án tăng lên rõ rệt. Năng suất của đàn lợn giống trong mô hình cao hơn so với đàn lợn ngoài mô hình và mô hình đã bước đầu được nhân rộng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, các địa phương chưa có chủ trương tái đàn, do đó, việc xây dựng mô hình năm 2019 không triển khai được. Chỉ có 1/6 tỉnh tiếp tục xây dựng mô hình (tỉnh Vĩnh Long).

Theo đó, năm 2018, dự án được triển khai tại 6 tỉnh gồm Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ. Đây là những tỉnh có tiềm năng chăn nuôi lợn khá tốt.

Mô hình có 60 hộ gia đình tham gia, trong đó mỗi hộ nuôi lợn đực giống được hỗ trợ 2 con/hộ, lợn nái được hỗ trợ 5 con/hộ và ngoài ra còn hỗ trợ thức ăn, vật tư, thuốc thú y cho các hộ tham gia.

Mỗi mô hình được xây dựng 2 điểm trình diễn với 12 cơ sở nuôi, SX ra 48.000 liều tinh cung cấp cho 240 con lợn nái trong dự án và các hộ chăn nuôi trong vùng, tăng số lượng lợn nái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo. Trong năm 2018, dự án đã khai thác được 32.224 liều tinh, phối giống cho 10.119 lợn nái trong và ngoài mô hình.

Năm 2019, triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 2 cơ sở nuôi lợn đực giống với 4 lợn đực giống và 6 hộ nuôi lợn nái với 30 con. Các hộ chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học và VietGAHP (90% số hộ).

“Qua đó, cung cấp tinh lợn chất lượng cho các hộ ngoài mô hình, phòng bệnh theo mạng lưới thú y, tăng hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia mô hình trên 15% so với ngoài mô hình”, ông Điều thổ lộ.

Hiện nay, đàn giống đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các quy định về chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định của thú y địa phương. Công tác vệ sinh thú y đã được các hộ quan tâm và thực hiện tốt. Do đó, đàn lợn không phát sinh dịch bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại đàn lợn phát triển tốt.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao việc triển khai xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo và và các biện pháp kỹ thuật tại các điểm tham gia dự án.

“Các tỉnh tham gia dự án đều có tiềm năng thế mạnh về chăn nuôi lợn, nên đáp ứng được yêu cầu tiêu chí của dự án. Dự án đã phần nào giúp nâng cao nhận thức của người chăn nuôi lợn áp dụng quy trình kỹ thuật an toàn sinh học. Kết quả của dự án được xem là cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ thuật, cũng như khả năng nhân rộng mô hình các năm tiếp theo”, bà Hạnh nói.

Xem thêm
Tiêm vacxin phòng bệnh đàn vật nuôi cần đạt tối thiểu 80%

PHÚ YÊN Không chỉ bảo vệ sức khỏe động vật tránh dịch bệnh nguy hiểm, việc tiêm vacxin cho đàn vật nuôi còn mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho người chăn nuôi.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.