| Hotline: 0983.970.780

Nuôi nhông ở Cẩm Xuyên

Thứ Hai 02/08/2010 , 09:00 (GMT+7)

Những thành công bước đầu từ mô hình nuôi nhông trên vùng đất cát ở Cẩm Hoà không những tạo nguồn thu nhập cho bà con nông dân các xã vùng biển ngang; mà còn có ý nghĩa bảo vệ và khôi phục loài bò sát ven biển đang có nguy cơ tuyệt chủng này.

Nghề nuôi nhông bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Nhông hay còn gọi là con dông thuộc loài bò sát hoang dã sống trên các bãi cát, là món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích; không những thế kỳ nhông còn được chế biến ra các loại thuốc có giá trị chữa các chứng bệnh hen suyễn, viêm họng mãn tính, còi xương… Nghề nuôi nhông bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Năm 2009, huyện Cẩm Xuyên xây dựng mô hình nuôi kỳ nhông tại xã Cẩm Hòa bao gồm 6 hộ tham gia. Các hộ nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% vốn mua giống, kỹ thuật, tham quan học tập và tổ chức tập huấn. Để đủ nguồn giống ban đầu cung cấp cho người dân Trung tâm đã mua từ Ninh Thuận 20 kg giống, với giá 320 ngàn đồng/kg.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm chuyển giao KHCN huyện Cẩm Xuyên, anh Nguyễn Văn Anh, thôn Mỹ Hoà, xã Cẩm Hoà đưa vào nuôi thử nghiệm 1.200 con kỳ nhông trên diện tích 200m2. Anh đã đầu tư hơn 10 triệu đồng quy hoạch vùng nuôi và đi tham quan học tập mô hình ở Bình Thuận. Nhờ nắm bắt được kỹ thuật trong quá trình nuôi, anh Nguyễn Văn Anh đã liên kết với các ngư dân ở các xã Cẩm Hòa, Cẩm Nhượng, Cẩm Nam và các xã lân cận để thu mua giống kỳ nhông tự nhiên nhằm thả bổ sung. Tính cả số lượng thả bổ sung và sinh sản, hiện tại mô hình nuôi của anh Anh phát triển lên gần 3 nghìn con. Anh cho biết, nếu bán với giá tại thời điểm này sẽ cho thu nhập từ 70-80 triệu đồng. Hiện nay anh đang xây dựng khu nhân giống nhằm cung cấp giống cho các hộ nông dân nuôi và cung cấp nhông thịt cho các nhà hàng ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) và thành phố Hà Tĩnh.

Kỹ sư Hoàng Thị Việt Hà - cán bộ Trung tâm chuyển giao KHCN huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Sau khi đưa vào nuôi, kỳ nhông thể hiện tính thích nghi, thức ăn chủ yếu các loại rau như rau muống, rau khoai, giá đỗ; chúng sinh sản, phát triển rất nhanh và ít bệnh tật. Chuồng nuôi nhông đơn giản, che chắn bằng những tấm prô xi măng, chôn sâu xuống đất từ 50-60 cm, phía trên có độ cao từ 0,8-1,2 m để chúng không bò ra ngoài, luôn có cây xanh, ánh nắng... để tạo môi trường tự nhiên".

Nhông là món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Nhông từ nhỏ đến thành thục mất khoảng thời gian 5-6 tháng, có trọng lượng từ 10-15 con/kg, mỗi lứa nhông cái đẻ được 3-6 trứng, sau 45 ngày trứng nở, nếu nuôi làm giống sau 30 ngày là có thể xuất bán được.

Ông Võ Tá Xà - Giám đốc Trung tâm ứng dụng chuyển giao KHCN huyện này cho hay: "Theo giá thị trường hiện tại, một kg nhông (từ 10-15 con) bán từ 250 đến 300 ngàn đồng (bán cho các nhà hàng), nếu bán lẻ từ 350-400 ngàn. Hiện nay đã có nhiều nhà hàng từ các tỉnh, TP khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An... đặt hàng mua với số lượng lớn; đặc biệt, qua thành công của các mô hình, nhu cầu giống rất cao vì nhiều hộ nông dân trong và ngoài tỉnh quan tâm đặt mua".

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất