| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thủy sản phải có giấy chứng nhận

Thứ Năm 04/03/2010 , 10:30 (GMT+7)

Cuộc họp cuối cùng của chương trình Đối thoại nuôi cá tra - basa (PAD – Pangasius Aquaculture Dialogue) diễn ra vào ngày 4, 5/3/2010 tại Cần Thơ.

Cuộc họp cuối cùng của chương trình Đối thoại nuôi cá tra - basa (PAD – Pangasius Aquaculture Dialogue) diễn ra vào ngày 4, 5/3/2010 tại Cần Thơ.

Tiến sĩ Flavio Corsin - điều phối viên của đối thoại đến từ Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên WWF nói rằng: "Nhu cầu đối với cá tra - basa trên các thị trường là rất lớn, nhưng cái còn thiếu ở những thị trường này chính là các sản phẩm cá tra - basa có nhãn mác thân thiện với môi trường. Những tiêu chuẩn được đề ra từ Đối thoại nuôi cá tra - basa sẽ là cách tốt nhất để bổ sung cho sự thiếu hụt này".

Cấp giấy hành nghề

Tiến sĩ Flavio Corsin, khẳng định: Chỉ có sự liên kết chặt chẽ giữa môi trường, các vấn đề xã hội… mới có thể giúp nghề nuôi phát triển bền vững. Ông cho rằng, nuôi cá tra – basa (Pangasius) là một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh nhất trên thế giới. Sự bùng nổ về công nghiệp thủy sản nuôi cá tra – basa đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi mà còn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng và vấn đề môi sinh.

Tiến sĩ Mohammad Mahfujul Haque, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, trường đại học Nông nghiệp Bangladesh, điều phối viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật của chương trình đối thoại đánh giá: “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đề xuất trong suốt tiến trình Đối thoại, điều này chứng tỏ mọi người nhận thấy nhu cầu thiết thực phải có một bộ các tiêu chuẩn về nuôi cá tra - basa. Với tính chất cấp thiết, ông cho biết: Bản tiêu chuẩn cuối cùng được kì vọng sẽ hoàn tất trong vòng 2 tháng sau cuộc họp của Đối thoại cuối cùng.

Theo ông, nông dân nuôi quy mô nhỏ ở Việt nam và Banglasdesh sẽ là những người trực tiếp bị ảnh hưởng từ bản tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, tất cả những tiêu chuẩn có được từ cuộc Đối thoại sẽ được sửa đổi định kì để phản ánh những thay đổi trong khoa học và công nghệ, cũng như để khuyến khích sự sáng tạo và sự cải thiện liên tục. Bản tiêu chuẩn Đối thoại nuôi cá đầu tiên - áp dụng cho loài cá rôphi - đã được công bố hồi tháng 12/2009. Những bản tiêu chuẩn của 5 Đối thoại khác được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2010. WWF đã điều phối Đối thoại về nuôi thủy sản, gồm 8 Đối thoại bàn tròn gồm đa thành phần liên quan với trên 2.000 thành viên tham gia. 

Học lại nghề nuôi 

WWF (Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên) làm việc với các Chính phủ và các ngành công nghiệp của 6 quốc gia trong lãnh thổ Mekong để bảo tồn và quản lý một cách bền vững 600.000 km2 sinh cảnh rừng và nước ngọt xuyên biên giới tại khu vực độc đáo và đang có những biến đổi nhanh chóng. Mekong là dòng chảy có đa dạng sinh học cao nhất trên trái đất, lưu trữ mật độ các loài sinh vật nhiều hơn khu vực Amazon.

Mười sáu trong số 200 khu vực sinh thái toàn cầu, khu sinh cảnh mang tầm quan trọng quốc tế về sinh học được tìm thấy ở vùng Mekong mở rộng. Ngoài loài cá heo Irrawaddy, lưu vực Mekong được đánh giá là mái nhà chung của ít nhất 1.300 loài cá bao gồm cá tra khổng lồ - một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Nhóm các nước vùng sông Mekong mở rộng đã cam kết tăng cường cộng tác vì sự phát triển kinh tế nhanh hơn nữa với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các hoạt động về kinh tế cũng như đầu tư về phát triển cơ sở vật chất hạ tầng được coi là trọng tâm trong ba mục tiêu kinh tế toàn khu vực. Các hoạt động này tuy có khả năng giảm thiểu đói nghèo cho người dân nông thôn nhưng có thể làm trầm trọng thêm các mối đe doạ hiện có và sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà về mặt phát triển lâu dài, cả khu vực sẽ phải dựa vào.

Qua thực tế PAD, thấy rằng: Các trại nuôi cá ở ĐBSCL hiện tại xây dựng hầu như không tuân theo quy định về môi trường, xã hội và an toàn thực phẩm cho khu vực lân cận. Việc quản lý, sử dụng đất và nguồn nước cũng vậy, chưa có sự chú tâm đến sự xuất hiện của các trại nuôi cá khiến cho những sinh cảnh sống nhạy cảm có thể bị phá hủy và dòng chảy của nước thường xuyên bị thay đổi. Ở ĐBSCL, có nghe nói tới quy hoạch nhưng hầu như việc thực hiện chưa sát sao.

Ông Steven Schut, chuyên viên nghiên cứu về các vấn đề xã hội liên quan đến nông hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ, nhận định như vậy. Không quản lý tốt được vùng nuôi nên quá nhiều chất thải có thể gây ô nhiễm nước và tác động tiêu cực lên hệ động thực vật xung quanh nó.

Chuyện gì xảy ra khi cá nuôi thoát khỏi trại nuôi? Cá tra – basa thoát khỏi trại nuôi sẽ xung đột với cá tự nhiên và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đặc biệt là các vùng chưa xuất hiện các loài này. Rồi việc quản lý cách cho ăn ra sao? Thức ăn chế biến từ các loại cá, dầu cá và cá tạp gây cạn kiệt nguồn thức ăn cho các loài cá khác. Hơn nữa, việc cho cá tra – basa ăn cá tạp có thể dẫn đến đánh bắt không bền vững và ô nhiễm nguồn nước. Các trại nuôi dễ gây ra những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới các nguồn cung cấp tự nhiên và nhân tạo khi có sử dụng thuốc kháng sinh - hóa chất. Sử dụng bất hợp lý thuốc kháng sinh và các hóa chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường…

Những tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở tổng hợp những ý kiến qua các cuộc đối thoại này sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên quá trình áp dụng bộ tiêu chuẩn do PAD xây dựng bắt đầu từ Việt Nam vì đây là quốc gia sản xuất cá tra - basa lớn nhất thế giới và là nơi qui tụ các kiến thức chuyên môn về nuôi loài cá này.

Như vậy người nuôi cá tra – basa ở ĐBSCL còn phải làm rất nhiều việc mới có thể phù hợp với những quy chuẩn ràng buộc của PAD, hướng tới sản phẩm được công nhận và phát triển bền vững nghề nuôi.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.