| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm hùm ở Phú Yên

Thứ Năm 02/02/2012 , 12:04 (GMT+7)

Phú Yên có chiều dài bờ biển trên 189 km với địa hình khúc khuỷu và các eo, đầm, vịnh lớn rất thích hợp và thuận lợi cho nuôi tôm hùm XK.

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có chiều dài bờ biển trên 189 km với địa hình khúc khuỷu và các eo, đầm, vịnh lớn rất thích hợp và thuận lợi nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm hùm XK.

MỖI NĂM THU NGÀN TỶ

Những năm gần đây, sản lượng tôm hùm thương phẩm thu hoạch của Phú Yên lên đến 700- 800 tấn/năm, cao nhất cả nước; tương đương giá trị thực tế từ 800- 1.000 tỷ đồng.

Nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên bắt đầu từ năm 1990, lúc đó một số bà con ngư dân sống bằng nghề khai thác thủy sản ven đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài bắt được những con tôm hùm con đem nhốt vào đăng nhỏ. Một thời gian sau thấy tôm hùm lớn dần, đăng nhỏ được thay thế bằng đăng lớn hơn. Từ đó phương thức nuôi tôm hùm bằng đăng đáy được hình thành.

Người dân dùng cọc gỗ có đường kính 8-10 cm, chọn loại gỗ chắc, chịu được sóng gió và nước biển, vát nhọn một đầu đóng sâu xuống nền đáy đầm, vịnh từ 0,5- 1,2 m để làm khung đăng, dùng các cây gỗ nhỏ hơn làm sườn, sao cho khung đăng vững vàng chắc chắn là được.

Sau khi đóng cọc xong, đăng lưới mặt đáy và bốn mặt xung quanh rồi thả giống cỡ từ 30- 50g/con với mật độ 5- 7 con/m2 vào đăng để nuôi. Nguồn tôm hùm giống chủ yếu được bắt từ môi trường tự nhiên, cho nên trong một đăng nuôi có nhiều loại tôm hùm khác nhau, như tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi...

Khi thu hoạch, tôm hùm thương phẩm thường có trọng lượng nhỏ; dưới 0,5 kg/con chiếm tỷ lệ cao, do nhiều tôm hùm đá và tôm hùm sỏi. Chỉ có tôm hùm bông là có kích cỡ thương phẩm lớn trên dưới 1 kg, nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Nhưng dù sao chăng nữa cách làm này đã cho bà con ngư dân một nguồn thu nhập đáng kể.

Đến năm 1994, nghề nuôi tôm hùm bằng đăng đáy ở đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài phát triển trên diện rộng, đã có hàng trăm hộ dân đầu tư làm đăng nuôi tôm hùm. Nhu cầu về tôm hùm giống cũng tăng lên, hoạt động khai thác và dịch vụ mua bán tôm hùm giống tự nhiên cũng nhanh chóng được đẩy mạnh.

CẢI TIẾN NUÔI

Phương thức nuôi tôm hùm bằng đăng đáy, sau ít năm đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế và nhược điểm. Việc cho tôm ăn cũng như chăm sóc, quản lý chưa được chú trọng và chưa theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào. Việc làm vệ sinh đáy đăng khó khăn. Phương thức nuôi này cũng chỉ nuôi được ở nơi nền đáy mềm. Khi có sự thay đổi khác thường về thời tiết, khí hậu và sự biến đổi xấu của môi trường thì không thể di chuyển đăng đi nơi khác được, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả vụ nuôi; có trường hợp do ô nhiễm cục bộ tại từng đăng nuôi làm cho tôm bị bệnh và chết gây thiệt hại lớn.

Để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần nghiên cứu chế biến thức ăn công nghiệp để thay thế thức ăn tự nhiên; nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống tôm hùm, tạo chủ động về nguồn giống, hạn chế phụ thuộc vào giống tự nhiên đang khan hiếm.

Năm 1996, hầu hết các hộ ương, nuôi tôm hùm bằng đăng đáy đã chuyển sang nuôi tôm hùm bằng lồng chìm. Lồng được đăng lưới 6 mặt, mặt trên của lồng có nắp đậy để thuận tiện cho việc kiểm tra, vệ sinh lồng và có ống nhựa đường kính 100 mm (chiều dài nhô lên khỏi mặt nước lúc triều cường trên 0,5m) để cho tôm ăn. Lồng nuôi thường có kích cỡ: (3 x 3 x 1,5 m), (3x3,5x1,5 m), (2 x 3 x 1,2 m) hoặc (3 x 2,5 x 1,2 m). Tôm hùm giống cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng, chủ yếu là nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus), mật độ từ 5- 7 con/m3 lồng (cỡ giống từ 30 g- 50 g/con), cỡ tôm thương phẩm bình quân 1 kg/con.

So với phương phức nuôi đăng đáy, thì phương thức nuôi bằng lồng chìm đã có bước tiến bộ hơn nhiều, nhưng chưa thật sự hoàn hảo mà còn bộc lộ một số nhược điểm. Nhất là khi di chuyển lồng tránh bão lụt hoặc mỗi lần cảo lồng (làm vệ sinh) phải nâng lồng lên gần mặt nước rất nặng nhọc và khó khăn, tốn nhiều công sức và chi phí.

Để khắc phục tình trạng đó, với sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và kết hợp sáng tạo của bà con ngư dân, một phương thức nuôi mới lại được hình thành với nhiều ưu điểm vượt trội, đó là phương thức nuôi tôm hùm bằng lồng bè, phổ biến hiện nay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm