| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm thẻ chân trắng

Thứ Năm 20/02/2014 , 10:42 (GMT+7)

Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đã phát triển ở huyện Phú Tân (Cà Mau) khá lâu, nhưng giờ mới bắt đầu được nhân rộng ở xã Rạch Chèo.

Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đã phát triển ở huyện Phú Tân (Cà Mau) khá lâu, nhưng chỉ tập trung tại thị trấn Cái Đuôi Vàm và xã Tân Hải. Mô hình này đang được nhân rộng ở xã Rạch Chèo.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Rạch Chèo cho biết, mô hình nuôi tôm công nghiệp triển khai tại xã năm 2011. Khi đó chỉ một vài hộ nuôi thử nghiệm và bước đầu gặt hái được kết quả khả quan. Đến năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp của xã mở rộng được 20 ha. Đặc biệt, sản lượng tôm thẻ tăng đáng kể, có hộ thu được cả tỷ bạc từ 2 vụ tôm trong năm.

Được sự chỉ đạo làm mô hình phát triển kinh tế của Huyện ủy Phú Tân, năm 2014 diện tích nuôi tôm tại xã Rạch Chèo tăng đáng kể (khoảng trên 50 ha). Xã đã quy hoạch và phát triển nuôi trong 3 vùng là: Kênh 90 thuộc ấp Rạch Chèo, kênh Bào Láng thuộc ấp Tân Nghĩa và kênh Tư Thọ thuộc ấp Tân Thành Mới.

Ông Ngô Tấn Dữ (54 tuổi) ngụ tại ấp Tân Thành Mới, xã Rạch Chèo là người tiên phong nuôi tôm công nghiệp. Sự thành công của ông Dữ được nhiều người biết đến và mến mộ khi ông thu gần tỷ đồng từ 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2013.


Ao tôm của ông Dữ chờ thả giống

"Trong vụ mới thu trước tết, với diện tích 1 ha của 2 ao nuôi tôi thu được gần 5 tấn tôm thương phẩm, giá trung bình khoảng 140.000 đ/kg. Tính hết mọi chi phí vụ rồi lãi khoảng 450 triệu đồng. Nuôi con tôm thẻ chân trắng có lợi thế hơn tôm sú", ông Dứ nói.

Đi theo hướng phát triển người dân nuôi tôm trong vùng và sự khuyến khích nuôi tôm công nghiệp của chính quyền xã Rạch Chèo, nhiều hộ đã học hỏi kỹ thuật huy động vốn để đầu tư. Khi bắt tay vào làm họ gặp phải một số khó khăn đáng kể.

Anh Lê Tân Xuyên (34 tuổi), xã Rạch Chèo cho biết: Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Anh đang đầu tư nuôi 4 hồ tôm với diện tích 1 ha, số vốn ước tính phải đầu tư vào khoảng gần 400 triệu đồng. Hơn nữa, giá điện phải trả lên 3.000 đ/kw.

Anh Xuyên đã nhiều lần lên huyện Phú Tân gặp cơ quan chức năng để xin giảm giá điện SX, sau ba lần bốn lượt vẫn chưa nhận được hồi âm. Nếu không được giảm giá điện, khi nuôi tôm số tiền anh phải trả có thể lên tới 3 - 4 triệu đ/tháng.

Cùng cảnh ngộ với anh Xuyên là hộ ông Trần Văn Thoái (46 tuổi) ngụ tại ấp Tân Thành Mới, xã Rạch Chèo. Ông Thoái đang rất muốn phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp hiện đại nhưng thiếu vốn nên chưa thể tiến hành. Mong muốn của ông là được hỗ trợ vốn để có thể thỏa giấc mơ làm giàu.

Đây cũng là mong muốn của rất nhiều hộ dân trong xã Rạch Chèo là tạo điều kiện thuận lợi cho những người có ý chí, có tinh thần quyết tâm vượt khó được vay vốn sớm, được áp giá điện mức thấp nhất để thuận lợi tham gia SX.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm