| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trĩ đỏ, hướng đi mới

Thứ Sáu 22/11/2013 , 11:19 (GMT+7)

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ, một trong những động vật hoang dã quý hiếm trong sách đỏ.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ, một trong những động vật hoang dã quý hiếm trong sách đỏ.

Sau khi bảo tồn và nhân nuôi thành công tại Trung tâm Bảo tồn vật nuôi quý hiếm (Viện Chăn nuôi) từ năm 2006 đến nay, đàn chim trĩ đã phát triển đáng kể. Sau 2 năm triển khai nuôi trên địa bàn Hà Nội cho kết quả khả quan, con đực 1,7 kg, cá biệt có con nặng trên 2 kg, con mái 1,2 kg sau 5 tháng nuôi. Tiêu tốn thức ăn thấp. Lượng thức ăn/ngày chỉ bằng ½ lượng cho gà ăn; để đạt 1,5 kg thịt (con đực) tiêu tốn hết 6,7 kg thức ăn. Năng suất đẻ trứng đạt 90 -110 trứng/mái/6 tháng đẻ (từ tháng 4 đến hết tháng 9).

Tại huyện Đan Phượng đã có hàng trăm hộ chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ cho thu nhập cao, nhiều hộ gia đình cho thu nhập 200 -300 triệu đồng/100 mái đẻ.


Nuôi trĩ đỏ cho hiệu quả cao

Ngoại trừ khó khăn ở giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi, chim trĩ đỏ rất dễ nuôi. Chuồng trại nuôi hết sức đơn giản, đầu tư ban đầu rẻ tiền, có thể tận dụng chuồng lợn, chuồng gà sẵn có, cải tạo lại, căng lưới là có thể nuôi được.

Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh như chống nóng, chống rét tốt hơn gà rất nhiều. Qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài năm 2012, các đợt nắng nóng nhiều ngày năm 2013, không có con nào chết do rét hoặc nắng nóng.

Từ khi nuôi mới phát hiện chim trĩ đỏ khoang cổ mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, đau mắt, việc điều trị đơn giản, nhanh khỏi và chưa mắc một loại bệnh truyền nhiễm nào. Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, thường ăn chung với thức ăn của gà, vịt, chim cút...

Mặc dù số lượng đàn đã tăng đáng kể, nhưng chim trĩ đỏ khoang cổ vẫn đang trong giai đoạn nhân đàn, việc nuôi thương phẩm mới chỉ bắt đầu, chưa có bán trên thị trường. Chỉ một số nhà hàng chuyên chim trĩ có chim thịt bán, tuy nhiên đây chỉ là chim đực thừa trong quá trình nuôi hậu bị hoặc chim loại thải sau khi kết thúc chu kỳ sinh sản.

Các con vật nuôi đặc sản như nhím, chồn, tắc kè, cá sấu… nếu giá thương phẩm trên thị trường rất rẻ đi chăng nữa, không phải gia đình nào cũng có thể dùng được thịt của chúng. Với mục tiêu khai thác thịt, trứng, rất ngon và bổ dưỡng, chim trĩ đỏ khoang cổ có tính phổ biến rộng rãi hơn nhiều.

Chim chĩ đỏ gần như một loài gia cầm, như gà vịt, ngan ngỗng…nhưng chất lượng thịt, trứng ngon hơn, vì vậy hầu hết mọi gia đình đều có thể ăn được thịt chim trĩ khi nó phổ biến và giá cả hợp lý.

Sau giai đoạn nhân đàn, chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm, sản phẩm chim trĩ đỏ khoang cổ sẽ tăng nhanh. Thịt, trứng chim trĩ đỏ quý nhưng không còn hiếm nữa. Giá từ 350.000 - 400.000 đ/kg trước kia hiện nay chỉ còn 200.000 - 250.000 đ/kg, chỉ ngang giá gà chọi, rẻ hơn rất nhiều gà Đông Tảo.

Trước kia, khi xuất hiện các con vật nuôi mới, thường giá giống rất cao, hoàn toàn có lợi cho người bán giống. Khi chuyển sang nuôi thương phẩm thì bão hòa, hiệu quả thấp, thậm chí lỗ vốn, phá sản.

Để nuôi chim trĩ bền vững, cần có sự cân bằng lợi ích giữa các khâu SX (người nuôi giống - người nuôi thịt - người tiêu dùng). Chim trĩ đỏ khoang cổ đã và đang phát triển theo hướng người nuôi giống, thịt đang có hiệu quả cao, với giá cả như hiện nay và tương lai giá chim thịt còn giảm nữa, người tiêu dùng có thu nhập trung bình hoàn toàn chấp nhận được và đưa thịt, trứng chim trĩ vào trong bữa ăn của gia đình.

Nuôi chim trĩ cần lưu ý. Một là, kỹ thuật chăn nuôi, nhất là giai đoạn úm từ 0 - 4 tuần tuổi yêu cầu áp dụng quy trình nghiêm ngặt và đòi hỏi có kinh nghiệm nhất định. Nếu có kỹ thuật và kinh nghiệm có thể nuôi sống 80 - 90%, tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, tỷ lệ chết khá cao.

Hai là, chuồng nuôi chim thịt, chim đẻ tốn rất nhiều diện tích. Chim trĩ đỏ khoang cổ sinh sản theo mùa, từ tháng 4 đến hết tháng 9 sau đó nghỉ đông. Điều này hạn chế rất lớn đến việc phát triển loài này ra diện rộng, hay nói cách khác, còn rất lâu nữa chim trĩ đỏ khoang cổ mới “bão hòa”.

Ba là, nuôi loài động vật hoang dã này phải thực hiện các thủ tục hành chính, cụ thể là phải được cơ quan kiểm lâm cấp phép nuôi. 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.