| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trùn quế bằng... vỏ trái cây

Thứ Tư 14/05/2008 , 07:00 (GMT+7)

Gia đình anh Dương Văn Thao, ngụ ở xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre đã thực hiện thành công mô hình nuôi trùn quế bằng sinh khối là các loại phế phẩm như vỏ cam, quýt, chanh, hạnh.

Với diện tích chuồng kiên cố xây bằng xi măng cốt thép, diện tích 240m2. Chuồng được phân chia thành nhiều ô vuông để nuôi trùn. Trước khi thả trùn quế vào chuồng nuôi, anh Thao cho quét dọn chuồng sạch sẽ, bao quanh chuồng bằng lưới cước để tránh rắn mối, ếch, nhái, chuột… vào chuồng ăn trùn quế.

Sau đó tưới nước giữ độ ẩm cho nền chuồng và tiến hành thả trùn quế, mật độ 10kg trùn giống/m2, cho phân trâu bò trộn chung với nguồn phế phẩm từ các loại vỏ trái cây đã ủ hoai mục (tỷ lệ 80% phân trâu bò và 20% phế phẩm vỏ trái cây) vào chuồng để làm thức ăn cho trùn. Anh Thao cho biết: “Khi thả trùn quế giống vào ô nuôi, tôi thường xuyên theo dõi ẩm độ và các loại địch hại xung quanh; cho trùn ăn hỗn hợp phân trâu bò và phế phẩm vỏ trái cây ngay, nếu không trùn sẽ bò ra ngoài. Điều bất ngờ là vỏ trái cam, quýt, chanh, hạnh… ủ hoai mục làm sinh khối đã kích thích trùn ăn và sinh sản nhiều…”.

Hằng năm, anh thu hoạch 2 đợt trùn, mỗi đợt đạt sản lượng trên dưới 1 tấn trùn quế thương phẩm. Tuần đầu tháng 5/2008 vừa qua, anh Thao đã thu hoạch được hơn 1,2 tấn trùn quế, bán cho những hộ nuôi thủy sản giá bình quân 50.000đồng/kg, thu nhập hơn 60 triệu đồng.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất