| Hotline: 0983.970.780

Nuôi yến trong nhà, không dễ

Thứ Ba 25/09/2012 , 10:31 (GMT+7)

Do nuôi không theo quy hoạch đã gây phiền toái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người... NNVN khởi đăng loạt bài cận cảnh "mảng tối" của nghề này.

Nghề nuôi chim yến đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Do nuôi không theo quy hoạch đã gây phiền toái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người... NNVN khởi đăng loạt bài cận cảnh "mảng tối" của nghề này. 

Nuôi yến trong nhà, không dễ

So với các nước Indonesia, Malaysia, phong trào nuôi yến trong nhà ở Việt Nam là “sinh sau đẻ muộn”. Tuy mới du nhập chừng 7 năm nay, nhưng nghề nuôi yến nhanh chóng lan rộng từ miền Nam ra các tỉnh miền Trung với tốc độ “chóng mặt”. Nhiều người không biết gì về yến cũng nuôi, dẫn đến thất bại nặng nề...

Như nấm mọc sau mưa

Nghề nuôi yến mấy năm trước còn xa lạ với người dân miền Trung bao nhiêu thì bây giờ trở nên quen thuộc bấy nhiêu. Đơn cử tại Bình Định, chỉ ở huyện Tuy Phước đã có hơn 20 hộ nuôi, tập trung tại thị trấn Tuy Phước và các xã Phước Nghĩa, Phước Thuận, Phước Lộc. Còn ở TP Quy Nhơn thì nhà yến mọc nhanh như nấm sau mưa.

Tại tỉnh Quảng Ngãi cũng diễn ra tương tự. Ban đầu, chỉ dăm bảy hộ ở các đường Nguyễn Công Phương, Lê Thánh Tông, Hai Bà Trưng (TP Quảng Ngãi) đầu tư xây nhà cao tầng để nuôi yến, trong 1 thời gian ngắn, phong trào này nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Theo ước tính, nếu cách đây 7 năm, số lượng hộ nuôi yến ở Quảng Ngãi chỉ trên dưới 10 hộ, thì nay con số này đã tăng gần cả chục lần...

Theo ông Nguyễn Hữu Hào, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, 1 trong những người đầu tiên tham gia nuôi yến ở Bình Định cho biết, nuôi yến là nghề “chẳng giống ai” trong ngành chăn nuôi. Không phải mua con giống. Không phải đầu tư thức ăn. Thế nhưng sản phẩm yến cho có giá trị sánh tựa vàng. Hiện trên thị trường yến sào có rất nhiều giá. Riêng tại Bình Định, yến nhà đứng ở giá 60 triệu đồng/kg. Do đó, ngày càng có nhiều người tham gia vào nghề nuôi yến là điều không có gì lạ.

Cũng theo ông Hào, tuy không mua giống, đầu tư thức ăn nhưng mức đầu tư cho nhà nuôi yến không phải là nhỏ. Nuôi yến có 2 hình thức: Nuôi trong nhà đặc dụng và nuôi kết hợp trong những ngôi nhà tầng, ở tầng dưới, nuôi tầng trên. Nếu nuôi kết hợp, nhà có sẵn, chỉ đầu tư thiết bị gồm các khoản làm giá gỗ cho chim đậu, lắp đặt hệ thống âm thanh dẫn dụ yến vào làm tổ, hệ thống phun nước tạo độ ẩm... cũng phải mất đến 1 triệu đồng/m2.


Nhà dẫn dụ yến về làm tổ

“Lắp đặt xong thiết bị, khởi động nhạc dẫn dụ suốt 3 tháng sau mới thấy chim yến bay về. Chúng bay về số lượng đông nhưng chỉ ở lại vài ba cặp làm tổ. Chim yến lớn, đã có kinh nghiệm thì làm chỉ từ 2 tháng đến 2 tháng rưỡi là xong tổ. Chim non phải làm đến 4 tháng mới xong tổ. Hơn 1 năm sau, đàn yến trong nhà tôi mới tăng lên được 30 cặp. Sang những năm tiếp theo, nếu tạo môi trường tốt, yến sẽ nhập bầy đến 50-60 cặp. Bắt đầu từ năm thứ 3 là đã có thu hoạch 3-4 lạng tai yến/100 m2/kỳ thu hoạch. Mỗi năm thu 3 kỳ”, ông Hào cho biết.

Nuôi không dễ

Tuy nhiên, không phải ai nuôi yến cũng thành công. Hiện ở Bình Định có rất nhiều người đang “tiến thoái lưỡng nan”, bỏ nghề thì tiếc cơ sở hạ tầng đã đầu tư nhiều vốn, theo thì sợ thua lớn.

Ông Phạm Tích Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, người nuôi hơn 100 m2 nhà yến, tâm sự: “Tôi bắt đầu nuôi yến từ 3 năm trước theo kiểu kết hợp. Đầu tư cho nhà yến mất hơn 1 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay nhà yến mới chỉ có 30-40 con về làm tổ. Suốt 3 năm qua trắng tay, chẳng thu được gì. Tôi định đi vào huyện Cần Giờ (TPHCM) để học tập kinh nghiệm nhằm khắc phục tình trạng trên”.

“Thấy nuôi yến hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dù chưa nắm vững kỹ thuật cũng đổ xô xây nhà nuôi yến theo kiểu “đánh bạc” nên chuốc thất bại. Về lâu về dài, các địa phương có phong trào nuôi yến cần phải có quy hoạch vùng nuôi cụ thể. PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Thu đã về khảo sát địa bàn Bình Định và cho rằng, 2 huyện Tuy Phước và Hoài Nhơn là những địa phương ven biển có tiềm năng nuôi yến rất tốt”, - ông Nguyễn Hữu Hào, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, nói.

Tình cảnh của ông Quân (ở 53 Lê Văn Hưu, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) còn thê thảm hơn: “Tôi là người đầu tiên nuôi yến ở Quy Nhơn. Ban đầu, chỉ nuôi với mấy chục m2 trong căn nhà đang ở, thấy khả quan. Sau đó tôi tiếp tục mua đất, xây dựng 2 nhà yến ở huyện Cần Giờ (TPHCM) để mở rộng quy mô, đầu tư cho mỗi nhà yến là hơn 2 tỷ đồng. Nào ngờ làm lớn lại “bể”, đã 3 năm nay mà mỗi nhà yến chỉ có chưa đầy 100 cặp vào ở, làm tổ. Đến nay chưa thu được tổ yến nào, mà mỗi tháng phải tốn mất 10 triệu đồng tiền thuê công trông coi và tiền điện, nước phục vụ cho 2 nhà yến”, ông Quân than thở.

Tại TP Quảng Ngãi, ban đầu chỉ 1 vài hộ nuôi yến trong thành phố, giữa cái xô bồ, ồn ào xe cộ mà nghe tiếng chim yến phát ra ríu rít từ chiếc loa gắn quanh những nhà nuôi yến nghe cũng khoái. Thế nhưng khi nghề này phát triển đại trà, đâu đâu cũng nghe tiếng yến kêu, cái âm thanh từng được cho là “khoái nhĩ” này trở thành gây phiền toái cho những cư dân sống quanh những ngôi nhà nuôi yến.

Theo nhiều hộ nuôi thì họ đang áp dụng đến 10 âm thanh để dẫn dụ chim yến. Âm thanh cơ bản là nhạc dụ yến vào nhà, sau đó là âm thanh dụ yến ở lại làm tổ. Khi yến đẻ thì dùng âm thanh khác, khi chim yến nở cũng có âm thanh riêng. Mỗi âm thanh có 1 hệ thống riêng, thay đổi phát cả ngày lẫn đêm.

“Nếu người nuôi ý thức, không lắp dày loa, những chiếc loa đặt quay hướng phát lên trời và mở âm thanh vừa phải thì sẽ không gây phiền hà cho nhà hàng xóm”, ông Nguyễn Hữu Hào chia sẻ.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm