| Hotline: 0983.970.780

Ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên xuất hiện tại Phú Yên

Thứ Hai 17/06/2019 , 17:24 (GMT+7)

Ổ dịch tả Châu Phi đầu tiên ở Phú Yên xuất hiện trên đàn heo của gia đình bà Nguyễn Thị Thành, thôn Tân An, xã EaBar (Sông Hinh).

Khu nuôi lợn của gia đình bà Thành. Ảnh: Văn Thùy

Chiều 17/6, trao đổi Báo NNVN, ông Đào Lý Nhĩ, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên xác nhận trên địa bàn đã xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại xã Eabar, huyện Sông Hinh.

Trước đó, ngày 11/6, đàn lợn 31 con (3 lợn nái; 14 lợn thịt, trọng lượng 30kg/con còn lại là lợn con từ 1 ngày tuổi đến hơn 1 tháng tuổi) của gia đình bà Nguyễn Thị Thành, thôn Tân An phát bệnh có biểu hiện bỏ ăn, sốt cao, táo bón, nước tiểu màu đỏ, đi đứng xiêu vẹo, trên da có tím tái…

Cơ quan chức năng đã lấy 5 mẫu máu lợn bệnh gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y vùng IV xét nghiệm, kết quả dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Theo ông Nhĩ, sau khi lợn bị bệnh, gia đình đã tự tiêu hủy 21 con. Số lợn còn lại được cơ quan chức năng tiêu hủy vào ngày 14/6 sau khi có kết luận lợn mắc bệnh.

Tiến hành tiêu độc, khử trùng vùng nuôi có dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Văn Thùy

“Hiện nguyên nhân xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại xã EaBar chưa rõ. Bởi đàn lợn có nguồn gốc tại chỗ (nái đẻ ra rồi nuôi lợn thịt). Hộ chăn nuôi sử dụng cám tổng hợp cho lơn ăn, không sử dụng thức ăn thừa, tuyến đường ít phương tiện qua lại”, ông Nhĩ nói.

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện, Sở NN-PTNT đề nghị huyện Sông Hinh tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện và xử lý các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.

Các chốt đang quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Văn Thùy

Được biết, tổng đàn lợn của huyện Sông Hinh khoảng 24.740 con, với 2.982 hộ nuôi (có 5 trại từ 250-5.000 con). Riêng  đàn lợn của xã Ea Bar là 4.995 con/517 hộ nuôi, trong đó tại thôn Tân An và khu vực xung quanh có ổ dịch chỉ có 8 hộ nuôi, với 150 con. Do đó, với mật độ chăn nuôi thưa, khả năng phát sinh và lây lan ổ dịch ra khu vực xung quanh sẽ thấp.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm