| Hotline: 0983.970.780

Ở làng nón ngựa

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:24 (GMT+7)

Điều khác biệt ở làng nón ngựa Phú Gia trong năm Giáp Ngọ này là đơn đặt hàng nhiều hơn, giá bán cao hơn.

Làm nón ngựa là nghề truyền thống của người dân thôn Phú Gia, xã Cát Tường (Phù Cát - Bình Định), hoạt động quanh năm. Điều khác biệt ở làng nón ngựa Phú Gia trong năm Giáp Ngọ này là đơn đặt hàng nhiều hơn, giá bán cao hơn.

Dù đã 76 tuổi, nhưng đôi mắt của cụ Trần Thị Kéo vẫn rất tinh anh, và đôi tay vẫn rất điệu nghệ khi thực hiện những công đoạn tỉ mẩn trên chiếc nón ngựa. Dù công việc yêu cầu người làm phải chăm chú, nhưng với cụ Kéo dường như đã quá quen tay nên vừa làm cụ vẫn có thể vừa trò chuyện. “Đến lớp con của tui thì gia đình tui đã có 5 đời làm nón ngựa, đây là nghề cha truyền con nối, đến cả đàn ông con trai cũng biết làm”, cụ Kéo nói.


Sản phẩm nón ngựa Phú Gia

Tính về tuổi, chiếc nón ngựa Phú Gia đã có niên đại đến hơn 300 năm. Ngày xưa, nón ngựa được làm ra chỉ dành cho giới quan lại, là dân thì phải có gia thế quyền quý mới có khả năng dùng nón ngựa nên ngay trong chiếc nón đã thể hiện sự sang trọng ở những nét bịt bạc, thêu long, lân, quy, phụng… trên chóp nón. Thậm chí, hồi đó chỉ cần nhìn vào hoa văn trên chóp nón là có thể phân biệt được vị thế của người đội.

Ngày nay, nón ngựa Phú Gia trở thành sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Bà Nguyễn Thị Tuyết (55 tuổi), nói: “Để làm thành 1 chiếc nón ngựa phải mất đến 3-4 ngày. Nguyên liệu làm ra nó không phải dễ tìm, phải lặn lội lên núi mới tìm ra. Đó là những sợi giang, rễ dứa rừng, thân cọ, lá thơm tàu… Nhưng phải lấy đúng vào cuối mùa đông hoặc đầu xuân chất lượng mới cao. Nếu làm đúng nguyên liệu, chiếc nón ngựa trông mỏng manh là vậy nhưng có thể sử dụng đến cả hơn 50 năm”.

Nón ngựa có giá từ 100.000-500.000đ/chiếc, thậm chí có chiếc được bán tiền triệu tùy người đặt hàng. Chị Vân Ly, chủ đại lý nón ngựa ở phường Nhơn Thành (TX An Nhơn, Bình Định), nói: “Gia đình tôi 3 đời buôn nón ngựa. Cứ độ 1 tuần, tôi đi một chuyến hàng vào Nam, bỏ mối sỉ. Vào năm Giáp Ngọ này, nón ngựa Phú Gia tiêu thụ mạnh lắm, giá cũng tăng cao so mọi năm. Có lẽ năm Ngựa, nhiều người đội nón ngựa để cầu phú quý”.

Làng nón Phú Gia hiện còn gần 100 hộ làm nón ngựa. Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó thôn Phú Gia, nói: “Nón ngựa Phú Gia được công nhận làng nghề truyền thống đến nay được 6 năm (2007). Ngoài Phú Gia, các thôn lân cận như Xuân Quang, Kiều Đông thuộc xã Cát Tường cũng làm nón ngựa. Cả người già lẫn trẻ em đều có thể tham gia nghề này”.

“Nhiều du khách nước ngoài đến làng Phú Gia nói là đã biết đến “tên tuổi” của nón ngựa qua các kênh thông tin. Do đó chiếc nón ngựa Phú Gia trở thành vật lưu niệm không thể thiếu. Đây là hướng mở cho làng nghề nón ngựa Phú Gia phát triển”, ông Nguyễn Kim Hùng nói.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất