| Hotline: 0983.970.780

Ở một xã dạy nghề tiêu biểu

Thứ Hai 17/01/2011 , 10:27 (GMT+7)

Mấy năm nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đạt nhiều kết quả khả quan.

Mấy năm nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đạt nhiều kết quả khả quan. Hầu hết lao động nghèo không có đất sản xuất được nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, có việc làm. Từ đó, cuộc sống dần dần ổn định có của dư của để trong gia đình. Đặc biệt Tết Tân Mão năm nay bà con lại càng vui hơn có được cái nghề ổn định trong tay.

Hợp tác xã Phú Thọ, xã Trường Xuân là nơi đào tạo nghề cho nhiều chị em phụ nữ ở địa phương. Đi vào hoạt động trên 2 năm nay, HTX đã mở 2 lớp đào tạo nghề nông thôn như may, đan lục bình, cho 60 lao động ở địa phương. Bà Nguyễn Thị Đậm - Chủ nhiệm HTX cho biết: Hầu hết người lao động là phụ nữ nghèo ở địa phương đều ít đất sản xuất nên phải làm thuê, làm mướn kiếm sống. Khi được hỗ trợ đào tạo nghề, chị em đều có việc làm ổn định, thu nhập khá nên phần lớn đã thoát nghèo. Nhiều người học đan lục bình xong về dạy lại cho con em mình để có việc làm những lúc nông nhàn. Hiện tại, lớp may gia công gần bế giảng và hầu hết chị em đều có thu nhập. Chị Nguyễn Thị Hà, gia đình nghèo không có “cục đất chọi chim” quanh năm chủ yếu đi làm thuê hoặc bán bánh, thu nhập rất bấp bênh. Khi được xã hỗ trợ học nghề may, bà Hà vẫn bán bánh mì vào buổi sáng sớm, đến 8 giờ đến lớp học nghề. 

Chị Hà cho biết: Khi được hỗ trợ học nghề tôi sẽ chuyển dần dần sang nghề may gia công. Lúc này mới học mà đã có thu nhập nên cuộc sống tương đối ổn hơn trước nhiều. Mỗi bàn máy may công nghiệp khá hiện đại được mua với giá 3 triệu đồng. Số tiền này được Sở LĐ-TBXH hỗ trợ khoảng 2 triệu đồng. Số tiền còn lại, người lao động vay chương trình “bàn tay vàng” khoảng 1 triệu đồng ở ngân hàng chính sách xã hội. Sau thời gian gần 4 tháng học nghề, người tham gia học nghề không chỉ có nghề mà còn được trang bị phương tiện làm việc để ổn định cuộc sống. Từ đó, nhiều lao động nghèo khi tham gia khóa học đã có việc làm và thu nhập.

Chị Cao Thị Cẩm ở ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân trước đây chỉ làm việc nội trợ trong gia đình nên không có thu nhập. Gia đình không đất sản xuất nên chỉ dựa vào nghề làm thuê, làm mướn của chồng. Từ khi được học nghề, tạo việc làm thì chị có thêm thu nhập khoảng 40.000 đồng/ngày phụ giúp chi tiêu trong gia đình. Chị Cẩm cho biết: Hiện nay tôi mới bước chân vào học nghề nên may chưa nhiều. Mỗi ngày học 5 tiếng nên có thể vừa học nghề vừa đảm đương được việc nhà, lại có thêm thu nhập. Mai mốt khi học xong tôi sẽ về may gia công ngay tại nhà nên rất tiện. Trong thời gian đang học nghề nhưng 20 chị em trong lớp may gia công được các cty trong khu vực đặt hàng may ăn sản phẩm thông qua đầu mối là HTX Phú Thọ.

Ở lớp đan lục bình đã có 40 học viên theo học, sau khi hoàn thành khóa học các học viên về nhà có việc làm ngay. Hiện nay, các cty ở tỉnh Tiền Giang đầu tư khung sắt mẫu và nguồn nguyên liệu đến địa phương đặt hàng. HTX Phú Thọ trở thành đầu mối đem nguồn nguyên liệu đến từng xã viên và gom hàng lại giao cho cty. Hầu hết các chị em không có đất và ít đất sản xuất có thể phát triển nghề này để tăng thêm thu nhập. Chị Lê Thị Khéo ở ấp Phú Thọ cho biết: Nghề đan lục bình tuy thu nhập không nhiều nhưng được lợi là giúp nhiều lao động trong thời điểm nông nhàn. Người lao động lấy hàng về nhà đan rồi lĩnh tiền theo sản phẩm.

Thực tế, sau khi được nhà nước hỗ trợ học nghề thì tất cả các thành viên đều có việc làm, giúp cải thiện cuộc sống rất đáng kể. Trong đó, nhiều lao động nghèo ở địa phương đã dần dần thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Ông Lê Quang Hùng, Phó CT UBND xã Trường Xuân, huyện Thới Lai cho biết: Trong 5 năm qua, xã Trường Xuân đã tổ chức được 59 lớp nghề sơ cấp và dưới 3 tháng với tổng cộng khoảng 1.500 người tham gia. Trong thời gian qua, địa phương chú trọng các nghề như: may công nghiệp, đan lục bình, xây dựng, cắt tóc, chầm nón... Người lao động sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề sẽ được xã tạo điều kiện tối đa để có việc làm, tăng thu nhập bằng việc liên kết với các công ty, xí nghiệp bao tiêu sản phẩm họ làm ra. Năm 2011, xã Trường Xuân sẽ tiếp tục mở các lớp sơ cấp để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, chú trọng đến các đối tượng lao động nghèo, cận nghèo. UBND xã cũng liên kết với trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp – Nam Bộ để đào tạo các nghề: may công nghiệp, sản xuất lúa giống, gò hàn, uốn tóc thẩm mỹ, sửa xe gắn máy, đan ghế nhựa, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc…

Rõ ràng những lớp sơ cấp nghề ở nông thôn đã góp phần xóa nghèo, cải thiện cuộc sống của phần lớn lao động nông thôn.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm