| Hotline: 0983.970.780

Ở nơi con trai trở thành 'bom nổ chậm' trong nhà

Thứ Tư 06/07/2016 , 13:23 (GMT+7)

Theo thống kê của ban dân số, nam, nữ trong độ tuổi kết hôn là 386 trong đó nam có 300 người, nữ 86 người. Với tỷ lệ trên, hơn 3 nam mới có 1 nữ. Tỷ lệ nam và nữ chênh lệnh quá lớn khiến các trai bản nơi đây “ế” dài dài.

Thanh niên ở xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã tuổi băm mà rất khó kiếm được một nửa của mình. Sau mỗi mùa lúa qua đi, số lượng thanh niên có tên trong danh sách “khó kiếm vợ” của xã lại tăng lên.

Cách đây hơn chục năm, xã Trung Sơn tựa như một ốc đảo của huyện Yên Lập. Cán bộ xã muốn xuống huyện họp phải cuốc bộ vượt núi nhiều ngày. Nay, tình hình đã khác, con đường nhựa vượt qua những dãy núi cao đã được hoàn thành. Việc đi lại của bà con đã rất dễ dàng. Tuy nhiên, một nỗi lo thường trực của các đấng sinh thành nơi đây là làm cách nào để tìm vợ cho con.

Cán bộ xã cũng “ế”

Trụ sở UBND xã Trung Sơn nằm cạnh đường cái. Các chức vụ chủ chốt của xã đều do cánh nam giới đảm nhiệm. Gặp ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Bí thư xã Trung Sơn hỏi về chuyện đang “nóng” lên từng ngày của địa phương là lo cho thanh niên đứng tuổi có vợ, ông Thành phân bua: “Đúng là có hiện tượng đó. Tôi cũng đang lo đây. Cái đói, cái nghèo ngự trị ở đất này bao đời, chúng tôi đang nỗ lực đẩy lùi. Riêng chuyện lo vợ cho nam thanh niên, quả là đến giờ xã chưa có lời giải”.

Theo ông Thành, Trung Sơn có 15 xóm, với 1.300 hộ. Xã có 3 dân tộc sinh sống gồm người Mường, người Mông và người Dao. Cứ theo cái lệ của bà con dân tộc nơi đây “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” thì chẳng có gì đáng ngại. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, tình trạng “khan” nữ giới khiến bao gia đình nơi đây lo lắng.

Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng khi anh Đinh Viết Hùng, cán bộ dân số của xã vào phòng. Năm nay, Hùng cũng sắp chạm tuổi băm mà chưa có “mảnh tình vắt vai”. So với các trai bản, Hùng là người được ăn học đến nơi đến chốn. Ra trường, anh được nhận vào xã làm việc phục vụ nhân dân. Vốn có tài ăn nói lại giao lưu rộng, một tương lai sáng lạn đang chờ Hùng ở phía trước.

Ấy vậy mà khi nhắc tới chuyện gia đình, anh cán bộ xã này lại buồn so: “Em lo một, bố mẹ em lo mười. Các cụ giục em lấy vợ suốt mà chưa hoàn thành được việc đó. Năm nay, các cụ ra tối hậu thư, từ giờ đến cuối năm, nếu em không kiếm được con dâu cho các cụ thì tự làm nhà ra ở riêng”.

Ở độ tuổi 30 nơi sơn cước này, nhiều thanh niên đã có đến 4 - 5 đứa con, trong khi đó giờ Hùng vẫn đang loay hoay tìm “một nửa” cho mình. Bây giờ, Hùng đi “cưa gái” cũng hơi ngại vì lớp thiếu nữ sau này toàn gọi Hùng là chú.

20160629-14111913341274
Anh Hùng - cán bộ dân số xã cũng đang khó tìm “một nửa” của mình

 

Mấy năm gần đây, sơn nữ nơi đây số lượng vốn ít, trong khi đó cô nào vừa chớm độ tuổi kết hôn là rời bản đi nơi khác kiếm sống. Họ đến các khu công nghiệp, xuống Thủ đô Hà Nội lập nghiệp. Sơn nữ đã rời bản đi làm ăn xa ít khi trở lại xã.

Ông Thành cho biết thêm, ở trong các bản tình trạng này đang diễn ra rất căng thẳng. Tuy chưa có thống kê chi tiết, nhưng số lượng trai bản tuổi “băm” chưa kết hôn là thực trạng đáng báo động.

3 nam mới có 1 nữ

Xóm Ngọt là nơi định cư của bà con người Mường từ nhiều đời nay. Xóm nằm ven con suối thơ mộng. Phía sau xóm là dãy núi đá hình yên ngựa chạy dài theo con suối, tạo nên vùng đất sơn thủy, hữu tình.

Bao năm trôi qua, bà con người Mường sống êm đềm cùng núi rừng. Chuyện trái lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng là điều hoàn toàn bình thường ở cái xóm núi vốn quá đỗi yên bình này. Ấy vậy mà giờ đây cái chuyện tưởng như không có gì phải lo đó đang là vấn đề nổi cộm của xóm.

Nhà ông Đinh Văn Thu, trưởng xóm Ngọt, cũng có trong danh sách "ế vợ" của xóm vì có tới 2 thanh niên tuổi băm chưa lập gia đình. Ông là con cả trong một gia đình có đông anh em. Ông Thu năm nay đã ngoài 50 tuổi. Ông đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề. Tuy nhiên, khi nhắc đến chuyện 2 cậu em trai thứ 5 và thứ 7 của mình, ông trưởng xóm lại vô cùng lo lắng.

Châm điếu thuốc lào rít thật sâu như nén lại nỗi lo trong lòng, ông Thu rầu rĩ: “Nguyện vọng của các cụ nhà tôi trước khi rời cõi đời này là làm sao được nhìn thấy 2 cậu con trai của mình đưa 2 nàng dâu về ra mắt. Vậy mà mong ước của các cụ đến giờ vẫn chưa được 2 cậu em trai của tôi thực hiện”.

Trong căn nhà sàn bốn bề thông thốc gió lùa, ông Thu ngồi như hóa đá. Dường như cái chuyện kiếm vợ cho em trai, cho những trai bản khác trong xóm giờ lại là vấn đề không dễ gì giải quyết được. Hai người em trai của ông một người sinh năm 1980, một người sinh năm 1982. Hai trai bản lực lưỡng, có sức vóc hơn người, chịu khó làm lụng, vậy mà tối về vẫn nằm không. Mọi người trong gia đình thúc giục họ lấy vợ, hai anh này lại tảng lờ sang chuyện khác. Ông Thu còn kể, có những hôm mẹ ông làm căng, nói nặng lời với 2 người con trai không chịu yên bề gia thất. Mâu thuẫn gia đình nhiều khi phát sinh vì việc đó.

20160629-154829133412565
Tình trạng mất căng bằng giới tính ở Trung Sơn đáng lo ngại

 

Không riêng gì gia đình ông trưởng xóm, nhiều hộ khác trong xóm Ngọt cũng như đang “đứng trên đống lửa” vì con trai của họ không tìm cách nào kiếm vợ. Nếu như những năm trước đây gia đình nào có con gái tuổi băm mà chưa lấy chồng là như đang “ôm bom nổ chậm”. Mấy năm gần đây, tình trạng này lại đang diễn biến ngược lại, thanh niên “ế” vợ mới là mối lo.

Danh sách các chàng trai ế vợ của xóm Ngọt dường như ngày càng dài hơn. Theo tính toán của ông trưởng xóm Ngọt, xóm có hàng chục thanh niên bị liệt vào danh sách “khó lấy vợ” như anh Đinh Văn Lành, Đinh Văn Ốc, Đinh Văn Tiến, Đinh Văn Lương (xin được đổi tên nhân vật). Có người đã "cuối ba đầu bốn" mà vẫn “nằm không”.

Ở các xóm khác tình trạng cũng tương tự như xóm Ngọt. Số thanh niên không lấy được vợ, sau mỗi năm tăng dần lên.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Trung Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập, ở vị trí cách xa với thị trấn. Xã có 5.311 khẩu chủ yếu là người dân tộc Mường, Dao, Mông. Số lượng nam nữ trong xã có sự chênh lệch rất cao ở độ tuổi kết hôn là 20 đến 40 tuổi.

Theo thống kê của ban dân số, nam, nữ trong độ tuổi kết hôn là 386 trong đó nam có 300 người, nữ 86 người. Với tỷ lệ trên, hơn 3 nam mới có 1 nữ. Tỷ lệ nam và nữ chênh lệnh quá lớn khiến các trai bản nơi đây “ế” dài dài.

Không chỉ những thanh niên trong độ tuổi kết hôn hiện tại phải đối mặt với tình trạng “ế” vợ mà tương lai xã Trung Sơn vẫn phải đối mặt với những hệ lụy từ mất cân bằng giới tính.

Theo thống kê của Trạm Y tế xã Trung Sơn, tỷ lệ chênh lệch giới tính các ca sinh những năm gần đây tiếp tục gia tăng. Năm 2013, tỷ lệ sinh tự nhiên là 107 nam/100 nữ, năm 2014 là 115 nam/100 nữ. Đến năm 2015 tỷ lệ này chênh lệch lớn hơn nữa là 140 nam/100 nữ. Cứ nhìn vào con số này, sự lo lắng của bà con xã Trung Sơn về một xã “ế vợ” đang dần hiện hữu.

Trước thực trạng trên, trong những cuộc họp bản, họp xã, bà con nhân dân nơi này bắt đầu kiến nghị một nội dung vô cùng mới là: Làm cách nào để giúp các thanh niên nơi này lấy vợ? Câu hỏi này dường như vượt quá thẩm quyền giải quyết của xã.

Ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ: Điều đáng lo ngại hơn là số sơn nữ đến tuổi dậy thì, không học tiếp là tìm đường về xuôi làm việc. Do vậy, tỷ lệ nữ trong độ tuổi kết hôn có mặt tại địa phương ngày càng khan hiếm. Chúng tôi đang cố gắng vận động nữ thanh niên kiếm việc tại địa phương, không phải đi làm ăn xa nhà. Tuy nhiên, nói vậy cho vui, chứ đi làm ở đâu vẫn là quyền của các cháu.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm