| Hotline: 0983.970.780

"Ổ ung thư" bên dòng Gianh

Thứ Hai 19/11/2012 , 13:57 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đình Thọ - Trưởng trạm y tế xã Quảng Phong (Quảng Trạch, Quảng Bình) mở cuốn sổ theo dõi bệnh nhân tử vong do căn bệnh ung thư gây ra trên địa bàn xã rồi khẽ giọng: “Tính trong vòng thời gian mười năm trở lại đây ít nhất có 50 người chết vì bệnh ung thư..."

Ông Nguyễn Đình Thọ - Trưởng trạm y tế xã Quảng Phong (Quảng Trạch, Quảng Bình) mở cuốn sổ theo dõi bệnh nhân tử vong do căn bệnh ung thư gây ra trên địa bàn xã rồi khẽ giọng: “Tính trong vòng thời gian mười năm trở lại đây ít nhất có 50 người chết vì bệnh ung thư. Trong đó, tập trung người bệnh cao nhất ở thôn 5. Hiện con số bệnh nhân tử vong trong thôn cũng đã gần 30 người rồi”.

>> Xã có gần 200 người chết vì ung thư
>> ''Làng chết'' dưới chân Ngàn Nưa
>> Nơi “thần chết” chực chờ gõ cửa
>> Nghệ An: Đâu cũng thấy căn bệnh nan y!
>> Bình Định có một làng... tử thần!

Sống mòn vì bạo bệnh

Quảng Phong là xã nằm ở trung tâm huyện Quảng Trạch, trải dài theo dọc sông Gianh chừng ba cây số. Nguồn nước sinh hoạt dồi dào nhưng nhiễm phèn nặng. Từ xưa đến nay, người dân Quảng Phong dùng giếng tự đào (giếng khơi) hoặc giếng khoan. Nguồn nước nhiễm phèn nặng nên các hộ phải xây bể để lọc nước một cách thủ công. Nhiều nhà xây bể chứa nước mưa nhưng do nắng hạn kéo dài trong những tháng qua nên lượng nước mưa dự trữ không đủ để ăn uống hàng ngày đành phải dùng nước giếng nhiễm phèn sau khi lọc sơ qua. Không rõ có phải nguồn nước không bảo đảm hay không mà trong những năm qua, số người mắc bệnh ung thư trong cụm dân cư này xảy ra liên tục và có xu hướng tăng trong hai năm gần đây.

Đến Trạm y tế xã, ông Nguyễn Đình Thọ - Trạm trưởng lấy cuốn sổ được đóng thành tập dày mở ra tra cứu rồi lắc đầu: “Phần lớn bệnh nhân tử vong vì bị các chứng bệnh ung thư gan, vòm họng, phổi... Những năm gần đây, cả người trẻ hay trẻ em cũng bị bệnh. Nguyên nhân thì chúng tôi chịu vì vượt quá tầm của trạm. Chỉ biết là tập trung nhiều nhất ở thôn 5 thôi”.


Ông Nguyễn Đình Thọ (bên trái ảnh): “Số người chết vì ung thư ở thôn 5 nhiều lên so với trước...”

Trưởng thôn 5, Nguyễn Văn Hệ, mặt buồn rười rượi, nói với chúng tôi: “Thôn có 150 hộ, theo con số thống kê thì cũng gần 30 người chết vì căn bệnh ung thư. Nhưng tập trung nhiều ở cụm dân cư giữa thôn. Nếu lấy bán kính xung quanh khoảng 300 mét có 50 hộ dân thì có đến 20 người đã chết. Có gia đình chết đến 3 người. Già có, trẻ có”.

Chúng tôi về đến thôn 5 để biết rõ thực hư câu chuyện. Chị Nguyễn Thị Hường là con dâu trong gia đình có bố mẹ chồng mất vì căn bệnh ung thư cho biết: “Gia đình chị trước đây có bảy người, mẹ chồng chị đang khỏe mạnh bỗng nhiên đổ bệnh, đi khám được bác sĩ cho biết là bà bị ung thu dạ dày. Gia đình cố gắng chạy chữa nhưng bà đã mất sau ba tháng phát hiện bệnh. Được hơn năm thì bố chồng mất vì bị ung thư vòm họng. Mấy năm sau đó, anh trai chồng cũng đột ngột ra đi vì bạo bệnh”.

Đi ngược đường bê tông mấy ngõ, đến nhà bà Nguyễn Thị Hòa. Không khí trong nhà trầm mặc. Bà Hòa kể lại, bố chồng bà mất vì căn bệnh ung thư gan mấy năm nay. Tưởng căn bệnh quái ác đi qua rồi thôi. Không ngờ con trai bà mới học lớp 11 đang yên lành thì một lần đi học về cháu kêu đau nhức mình. Cứ vậy bệnh ngày càng nặng. Đến bệnh viện được chẩn đoán cháu bị ung thư xương. Về nhà mấy tháng thì mất. “Cả xóm ni, gần như nhà mô cũng có người chết vì bệnh ung thư” - bà Hòa nghẹn giọng.

Người già bị ung thư đã đành, trẻ nhỏ cũng bị căn bệnh cướp đi mạng sống thật xót thương. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tám có được cháu trai Nguyễn Văn Quang đầu lòng nên nội ngoại ai cũng mừng. Cháu lên 6 tuổi bắt đầu đi học lớp 1 thì cứ ốm vặt suốt. Khi đưa đi khám mới biết cháu bị ung thư máu.

Không ai để ý...

Ông Nguyễn Thế Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phong cho hay: “Trong 10 thôn của xã đều có nhưng riêng cụm dân cư ở giữa thôn 5 chiếm số cao lượng người bệnh, với nhiều độ tuổi khác nhau. Trước hiện tượng bất thường về số người bị bệnh ung thư, xã đã cùng với cơ quan y tế địa phương lấy mẫu nước sinh hoạt xét nghiệm, kết quả không có gì bất thường. Trên địa bàn cũng không có kho hóa chất hoặc nhà máy nào đang hoạt động để nghi ngờ gây ô nhiễm. Thế nhưng nhiều người dân trong thôn vẫn bị mắc ung thư”.


Người dân cho nguyên nhân vì kho thuốc trừ sâu trước đây

“Có lẽ bệnh ung thư này xuất phát từ kho chứa thuốc trừ sâu của HTX trước đây” - ông Hệ, trưởng thôn thốt lên như vậy. Cũng theo ông Hệ thì kho thuốc trừ sâu có ở giữa thôn từ năm 1968. “Lúc đó, khi còn thanh niên, chúng tôi vẫn thường đến đó nhận thuốc về để phun cho lúa” - ông Hệ nhớ lại. Theo nhiều người, hồi đó, ở thôn 5, nhà cửa thưa thớt. Hơn mười năm nay nhiều người đắp đất trên ruộng lúa để làm nhà, thành ra xóm đông đúc như bây giờ. “Như vậy, nguồn nước không chỉ bị phèn nặng mà có thể nhiễm chất độc gây ung thư chăng?” - ông Hệ đặt nghi vấn.

Ông Nguyễn Đình Thọ - Trưởng trạm y tế xã: “Trong 5 năm gần đây, người dân thôn 5 phải chịu nhiều tang thương do căn bệnh ung thư hoành hành. Chỉ hơn 30 hộ dân trong xóm mà 14 hộ gia đình có 15 người bị bệnh ung thư, có gia đình hai người chết do ung thư. Điều đó đã gây tâm lý hoang mang và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực”.

Nơi được cho là vị trí kho thuốc trừ sâu bây giờ là vạt đất trồng rau muống của gia đình ông Phạm Văn Hầu. Ông Hầu năm nay đã ngót 80 tuổi, nhưng còn khỏe mạnh. Ông cho hay: “Hồi đó, tui là đội trưởng sản xuất nên biết rõ kho thuốc này. Kho nhà có 3 gian, bề ngang 7 mét và bề rộng 4 mét. Trong đó chủ yếu là thuốc bột 666 và thuốc Vôphatốc đóng chai loại 1 lít. Từ kho thuốc này, mới được phân phối về cho các đội để phun cho lúa, hoa màu. Thường lượng thuốc lưu kho cũng đến hơn tạ. Mùi hôi khủng khiếp lắm. Sau này đến năm 85, 86 chi đó mới phá dỡ đi”.

Bà Nguyễn Thị Mường - cán bộ y tế nghỉ hưu giờ tham gia làm công tác y tế thôn cho hay: “Nếu lấy vùng đất đã từng làm kho thuốc trừ sâu làm trung tâm thì tất cả những gia đình sống gần đó đều có người bị ung thư chết. Cụm dân cư này có lẽ có số người mắc bệnh cao nhất bởi gần 20 người đã chết vì bệnh này”.

Theo ông Sơn - Phó Chủ tịch xã, vào năm 2007, Sở TN-MT có công văn đề nghị lập danh sách người chết vì ung thư gửi lên huyện, tỉnh, rồi thôi. Cách đây mấy năm, có đoàn công tác nghe là từ Hà Nội vào lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm. Nhưng sau đó cũng không có động tĩnh gì. “Bây giờ, người dân thôn 5 cứ phải sống trong sợ hãi như vậy. Cứ nơm nớp lo chứ biết làm sao được” - ông Sơn bộc bạch.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm