| Hotline: 0983.970.780

Oan con chữ

Thứ Hai 21/02/2011 , 08:30 (GMT+7)

Đang ngồi trong quán Năm Hèo, Ba Toác chợt trông thấy Tám Kèo lướt qua. Chuyện “lướt qua” của Tám Kèo không có chi lạ. Cái lạ ở chỗ, trên tay Tám Kèo lại cầm quyển sách dầy dầy. Ái chà! Cái lão nông dân đặc sệt này ham đọc sách từ khi nào vậy? Ba Toác vội chạy ra cửa quán, vẫy vẫy:

Tám Kèo dừng lại:

- Ủa! Chú Ba. Tui mải nghĩ, thành thử…

- Thôi, vô đây! Làm vại đã. Rồi bác Tám nghĩ chi, nói thử coi.

- Là tui thấy mừng! Mấy cái con chữ mới được giải oan.

- Ủa! Chữ nghĩa mà cũng oan khuất. Tính bác Tám sắp nói, con chữ cũng đi kiện cáo chắc?

- Thì đâu có đó. Nào?...

- Hiểu rồi! Cụng đã chớ chi? Bia đi bay.

Hai vại cụng nhau đánh “cốp”. Tám Kèo quệt ngang mép nhưng…không nói chi.

Ba Toác sốt ruột:

- Nói nghe coi, cha nội. Chữ nghĩa oan ức chi?Tám Kèo gật gù:

- Vậy mà cũng đã hơn nửa thế kỷ, cái nỗi oan mới được giải toả.

- Chui cha!

- Vòng vo quá trời. Nói huỵch toẹt nghe coi.

- Chắc chú còn nhớ cái vụ “Nhân văn - Giai phẩm” chớ? À, xin lỗi! Hồi đó chú còn đang mặc quần lủng đít…

- Nè, bác Tám. Bác chớ nghĩ tui hổng rành cái vụ đó. Bác lầm to.

- Thế thì được! Đó, câu chuyện của tui, nó có liên quan đến cái vụ án văn chương đó.

- Nhưng nó dính dáng chi đến cái chuyện giải oan?

- Chui cha! Chuyện hơi dài mà. Nói thiệt là nó hơi vòng vo.

- Được rồi! Tui hiểu bác Tám mà. Tui chịu nghe đây. Không vòng vo, đâu phải bác Tám?

- Nhưng tui hổng có thì giờ vòng vo, là bởi tui có cái bài báo tính đi gửi ở…ở…

- Nói đi cha nội. À, nhớ rồi! Nó có cái tên rất ấn tượng. Đó là “Giai phẩm”.

- Cái tên cũ mèm.

- Thì đó. Nó cũ, là bởi vì đã nửa thế kỷ nay, người ta không dùng lại. Đúng hơn là người ta né tránh nó. Chỉ vì nó là cai tên của một ấn phẩm của thời “Nhân văn - Giai phẩm”. Nó có tội tình chi đâu. Nhưng nó gắn liền với một vụ án văn chương, nên người ta tẩy chay nó. Vậy thôi.

- Có lý. Cái cụm từ “Nhân văn” rồi “Giai phẩm” bản thân nó đâu có tội tình chi? Ấy vậy mà con người…Thiệt kỳ.

- Đây là tui mới dẫn chưng cho chú một trường hợp. Mà thôi, ta hãy mừng cho các con chữ!...

Ba Toác sực tỉnh:

- Phải, phải! Hai bia đi bay. Lẹ lẹ cái chưn lên!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm