| Hotline: 0983.970.780

"Ốc đảo" thiếu nước sạch

Thứ Hai 02/12/2013 , 10:20 (GMT+7)

Thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam từ lâu được xem như một “ốc đảo” nhỏ nhắn nằm biệt lập với những vùng xung quanh.

Thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam từ lâu được xem như một “ốc đảo” nhỏ nhắn nằm biệt lập với những vùng xung quanh. Phương tiện duy nhất để người dân Đông Bình trao đổi, liên lạc với bên ngoài là cây cầu treo Đông Bình. Nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Hải Yến vừa qua, nên cây cầu đã bị gãy, nằm gọn vào một góc bờ.

Nguồn nước bị ô nhiễm, không còn cách nào khác để đi lại, mua sắm những vật dụng sinh hoạt hằng ngày và nước uống, cả vùng chỉ có một chiếc đò duy nhất dùng để qua lại. Mỗi lần chờ đò phải mất hơn một tiếng đồng hồ, vì vậy người lớn thì trễ làm, tội nghiệp nhất là mấy em học sinh, luôn bị trễ học!

Chính vì khó khăn về giao thông, phương tiện đi lại như vậy, nên nguồn nước sạch khó có thể về được khu vực “ốc đảo” này. Những thiệt hại về kinh tế, nhà cửa nặng nề, khiến cho người dân Đông Bình thêm phần khó khăn. Trong đó, khó nhất vẫn là tình trạng khan hiếm nước. Hệ thống ống dẫn nước của Đông Bình bị hư hỏng nặng.


Hàng ngày chỉ có một chuyến đò qua lại

Trước đây, nhờ có sự hỗ trợ của nguồn vốn Opec với tổng kinh phí lên đến 3,7 tỉ đồng, chương trình nước sạch được đưa vào sử dụng bắt đầu từ tháng 10 năm 2011. Nhưng phải trải qua mấy cơn bão, và trận lũ vừa qua, nên hệ thống dẫn nước này đã bị hư hỏng một cách thê thảm. Dẫn đến tình trạng thiếu nước trầm trọng ở vùng này.

Được nhánh sông Thu Bồn bồi đắp, nhưng nguồn nước ở đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng nề. Toàn thôn với 331 hộ, hơn 1.400 nhân khẩu đang cần lắm nguồn nước sạch để phục vụ việc sinh hoạt. Hàng ngày, chỉ có một con đò duy nhất phục vụ từ 6h tối đến 6h sáng, nên việc vận chuyển nước sinh hoạt từ vùng khác về gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Đỗ Mạnh (63 tuổi, trú tại thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) cho biết: “Hàng ngày chúng tôi phải qua đò đi mua nước từ những vùng khác. Nhưng toàn thôn chỉ có một con đò duy nhất, mà mỗi lần vận chuyển như vậy, đò chỉ chứa được vài người, vì đò quá nhỏ.

Điều kiện đi lại khó khăn, không có nguồn nước sạch để sinh sống. Có những trường hợp, gia đình có người ốm, nửa đêm, phần thì thiếu nước, nhưng không có cách nào đưa qua bờ bên kia để cấp cứu. Vì đò không chạy đêm. Khó khăn chồng chất khó khăn. Thiệt hết cách sống nổi”.

Khan hiếm nguồn nước uống, điều kiện đi lại khó khăn, hầu hết 331 hộ dân ở đây làm nghề nông, và nghề dệt chiếu là chính. Nhưng năm nay, chiếu rớt giá thê thảm, cộng với sự thiệt hại to lớn do mấy trận bão vừa qua, nên bà con vùng Đông Bình lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, nhìn đâu đâu cũng bốn bề là nước.

Chỉ tội cho những em nhỏ hằng ngày phải sang sông đi học, tối về thiếu nước sinh hoạt, và đời sống còn quá khó khăn nên các em ít có điều kiện vui chơi.

Rời thôn Đông Bình, chúng tôi quay lại nhìn những cậu bé cô bé, đôi mắt ngập tràn bóng tối, đang nhìn theo chúng tôi. Rất mong được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân để người dân Đông Bình giảm đi nỗi lo bị thiếu nước sạch.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.