OCOP trên vùng nắng gió Ninh Thuận

Những sản vật, sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP với thứ hạng cao và đặc biệt là được thị trường đón nhận.

Minh Hậu  | 

OCOP trên vùng nắng gió Ninh Thuận

Tự động

Ninh Thuận được biết đến là địa phương có khí hậu khô nóng bậc nhất của vùng Nam Trung bộ. Tuy nhiên, với sự cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất của người dân mà mảnh đất này đã cho ra đời những sản phẩm tươi ngon, có giá trị kinh tế cao. Những nông sản như nho, táo, măng tây, dưa lưới đến các loại hành tỏi, rong sụn… đã trở thành sản phẩm đặc thù của vùng đất nắng gió này.

Cùng với việc thúc đẩy sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân Ninh Thuận đã tập trung vào chế biến, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị. Cùng với đó là xây dựng sản phẩm OCOP để nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm.

Theo các chủ thể tham gia chương trình OCOP, các sản phẩm đạt chứng nhận đều có được sự phát triển vượt trội, chiếm được sự ưu ái, tin tưởng của khách hàng. Với chứng nhận OCOP, sản phẩm cũng được các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích quan tâm, ký hợp đồng bao tiêu với số lượng lớn. Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nông sản Thái Thuận cho biết, đến nay công ty có 20 sản phẩm đạt các chứng nhận OCOP từ 3-4 sao. Từ khi tham gia chương trình OCOP, sản phẩm của công ty được các kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích trong nước đặt niềm tin, ký hợp đồng bao tiêu với số lượng lớn. Ông Nguyễn Đình Quang nói:

Băng 1: Lợi thế của vùng khô hạn Ninh Thuận là có những sản phẩm mà nơi khác không có được. Đặc biệt là nho và táo. Từ khi những sản phẩm đặc thù địa phương được cấp OCOP thì đã giải quyết một phần đầu ra cho bà con nông dân và tăng giá trị sản phẩm rất cao so với thời kỳ chưa có OCOP.
Công ty Thái Thuận chúng tôi năm 2020 đạt được 20 sản phẩm OCOP. Từ khi đạt OCOP thì có những sản phẩm có sự phát triển rất rõ rệt so với trước khi chưa đăng ký OCOP. Đặc biệt các sản phẩm của chúng tôi hiện nay là các kênh siêu thị, các kênh bán hàng uy tín đặt hàng.

MC: Kính thưa quý vị và bà con, hiện nay tỉnh Ninh Thuận xác định chương trình OCOP góp phần quan trọng trong chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị. Đặc biệt chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Các sản phẩm được chứng nhận không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng và điều này góp phần tăng thu nhập cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, hiện nay, tỉnh có 12 sản phẩm đặc thù và khi triển khai chương trình OCOP thì những sản phẩm này đêỳ đạt chứng nhận từ 3 đến 4 sao. Việc xây dựng chương trình OCOP không những thúc đẩy sản xuất theo hướng gia tăng giá trị mà còn khơi mở thị trường cho nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Nguyễn Đình Trưng, Trưởng Phòng Phát triển Nông thôn, Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận nói:

Băng 2: Ninh Thuận thì có 12 sản phẩm đặc thù và khi triển khai OCOP thì phần lớn các sản phẩm đặc thù đều đạt chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Qua đánh giá năm 2020 thì toàn tỉnh có 69 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao, trong đó có 1 số tiềm năng 5 sao. Việc các chủ thể như doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất khi tham gia chương trình OCOP và khi sản phẩm được công nhận OCOP thì đã giúp cho sản phẩm có lợi thế tiêu thụ trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng khi họ sử dụng. Thông qua chương trình OCOP tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động vùng nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

MC: Từ những kết quả chương trình OCOP mang lại, tỉnh Ninh Thuận đã lên kế hoạch phát triển OCOP với hàng loạt giải pháp. Trong đó ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, toàn tỉnh Ninh Thuận phấn đấu có 120-140 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó phấn đấu 2-3 sản phẩm tiềm năng 5 sao để đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Cùng với đó là củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Đồng thời ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Từ nay đến năm 2025, tỉnh này cũng ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phấn đấu đạt 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định

Tự động

OCOP trên vùng nắng gió Ninh Thuận

Những sản vật, sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP với thứ hạng cao và đặc biệt là được thị trường đón nhận.

Minh Hậu

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ