| Hotline: 0983.970.780

Ổn định 150.000 ha lúa thơm ngon nhất trên vùng lúa - tôm

Thứ Năm 05/12/2019 , 08:15 (GMT+7)

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh quy hoạch, mở rộng vùng sản xuất chuyên canh lúa - tôm ổn định 150.000 ha lúa chất lượng cao ở 7 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.

Mô hình lúa - tôm ở Sóc Trăng.

Ngày 4/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trao tặng bằng khen cho KS Hồ Quang Cua và nhóm tác giả nghiên cứu sản xuất giống lúa ST25 gồm TS Trần Tấn Phương và ThS Nguyễn Thị Thu Hương, vừa đạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019 (World's Best Rice 2019), trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Manila (Philippines, từ 10 đến 13/11).

Bộ trưởng biểu dương và chúc mừng nhóm tác giả giống lúa ST với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, lai tạo ra giống lúa có chất lượng gạo ngon nhất được thế giới công nhận. Đây là điều rất đáng tự hào hạt gạo ngon Việt Nam vượt qua nhiều tên tuổi gạo ngon thế giới khác qua các cuộc thi những lần trước đây.

Đến nay các nhà khoa học đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống lúa, nhờ chủ động nghiên cứu, tích lũy nguồn vật liệu di truyền quý báu, trong đó 96% gen từ nguồn giống lúa bản địa nước ta.

Riêng tỉnh Sóc Trăng, Bộ trưởng khen ngợi lớp cán bộ nông nghiệp sáng tạo của thế hệ hôm nay đã tiếp bước thế hệ khoa học Việt Nam thời kỳ đầu - Nhà nông học nổi tiếng, Viện sỹ Lương Định Của - người con của quê hương Sóc Trăng đã đóng góp công sức đưa nền nông nghiệp nước nhà không ngừng phát triển đến hôm nay.

Anh hùng lao động, KS Hồ Quang Cua thay mặt nhóm nghiên cứu giống lúa ST cảm ơn sự quan tâm sâu sát và hỗ trợ của Bộ NN-PTNT trong thời gian qua. Bộ đã chỉ đạo, khuyến khích các nhà khoa học, những người tâm huyết trong việc chọn tạo giống, phát triển ra nhiều giống lúa chất lượng cao, nhất là giống lúa thơm đặc sản phù hợp theo từng địa phương, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.

Trước đó, chiều ngày 3/2 và sáng 4/12, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đi thăm đồng vụ ĐX 2019 - 2020 tại nhiều địa phương, trong đó Bộ trưởng lưu ý đến vùng sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả ổn định gần 20.000ha ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).

Đây là điểm sáng giữ được môi trường sinh thái trong lành, một mô hình sản xuất tiêu biểu của tỉnh duy trì suốt 20 năm năm qua. Bộ trưởng thăm hỏi chân tình nông dân đang trực tiếp canh tác ngoài đồng và lắng nghe những khó khăn của cán bộ nông nghiệp địa phương.

Đâu là những trở ngại trong việc phát triển sản xuất mở rộng vùng trồng lúa thơm và nuôi tôm cần thêm điều kiện gì và biện pháp nào tháo gỡ? Bộ trưởng gợi ý các giải pháp thực hiện, từ quy trình sản xuất lúa trên đồng đến bảo vệ chất lượng gạo ngon đặc sản của tỉnh.

Từ đó hướng tới quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh lúa - tôm có khả năng phát triển rộng lớn và ổn định 150.000ha ở 7 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kỳ vọng giống lúa thơm ST25 tiếp tục giữ vững danh tiếng gạo ngon thế giới, xây dựng thương hiệu gạo và hướng tới phát triển vùng lúa thơm đặc sản, nâng cao giá trị để giúp nông dân trồng lúa có thu nhập cao hơn, điều đó mới thật sự có ý nghĩa.

Tại Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng, đoàn công tác Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc, thảo luận công tác phối hợp giữa Bộ với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng và cán bộ nông nghiệp tỉnh về tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Sóc Trăng đề xuất kế hoạch, phương án triển khai SX hàng hóa giống lúa ST25, đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, tổ chức sản xuất, quản lý và bảo vệ giống lúa ST25. Bộ NN-PTNT chấp thuận sẽ sớm xem xét thủ tục công nhận đặc cách giống lúa ST25 là giống lúa cấp quốc gia.

Sắp tới Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tiến hành kế hoạch xây dựng tượng đài Nhà nông học Lương Định Của tại công viên 30/4 - trung tâm thành phố, thể hiện theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm