| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ của 80.000 con gà tre

Thứ Năm 08/01/2015 , 10:10 (GMT+7)

Gà tre tương đối dễ nuôi hơn các loại gia cầm khác, nhưng trong quá trình nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm chủng phòng bệnh cho đàn gà. 

Với mô hình chăn nuôi khép kín theo hướng an toàn sinh học, cơ sở chăn nuôi Hương Việt, ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc (Chợ Gạo, Tiền Giang) đã thành công trong việc đưa gà tre đặc sản vào nuôi thương phẩm.

Xuất phát từ ý tưởng ban đầu của một vài người bạn, năm 2006, anh Nguyễn Thanh Liêm, chủ cơ sở bắt đầu nuôi thử nghiệm vài chục con gà tre với mục đích bảo tồn, lưu giữ giống gà tre quý hiếm.

Thời gian đầu, để có được nguồn con giống, anh Liêm đã phải lặn lội khắp nơi, từ Tây Ninh, Bình Dương, cho đến tận Tân Châu của tỉnh An Giang để sưu tầm, chỗ nào có gà tre giống là anh sưu tầm mang về lai tạo, chọn lọc ra giống gà tre thuần chủng. Sau này, khi thấy gà tre phát triển rất tốt, anh Liêm đã quyết định chuyển sang nuôi kinh doanh gà tre thịt.

Tận dụng gần 3.500 m2 đất vườn quanh nhà, năm 2007, anh Liêm mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi gà tre với số lượng ban đầu khoảng 1.000 con. Đến năm 2009 anh quyết định thành lập cơ sở chăn nuôi gà tre Hương Việt. Đây là đơn vị chuyên nuôi gà tre theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp đầu tiên của cả nước.

Do gà tre là đối tượng chăn nuôi khá mới mẻ và người tiêu dùng chưa quen, nên sản phẩm bán ra thời gian đầu gặp nhiều khó khăn: “Nuôi đươc thành công lứa gà thương phẩm đầu tiên đã khó, tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho nó càng khó hơn. 

Để bán được gà, tôi phải kiên trì đi đến tận các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh, giới thiệu sản phẩm. Để cạnh tranh, tiếp cận thị trường, tôi đành chấp nhận bán ngang ngửa giá với các loại thịt gà khác nên lứa gà thương phẩm đầu tiên bị lỗ chút vốn”, anh Liêm nói.

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

Một thời gian sau, sản phẩm thịt gà tre ngày càng được thị trường ưa chuộng nên anh Liêm đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi theo hình thức trang trại khép kín từ khâu con giống, ấp nở, nuôi, đến giai đoạn thương phẩm, giết mổ và đóng gói. 

Bên cạnh đó, anh Liêm cũng không ngừng mở rộng hệ thống vệ tinh chăn nuôi trong vùng bằng cách ký kết các hợp đồng nuôi gia công với 21 cơ sở trong vùng.

Sau thời gian kiên trì, đến nay, anh Liêm đã gây dựng được trang trại chăn nuôi gà tre an toàn sinh học bề thế, với tổng đàn khoảng 80.000 con, trong đó gà bố mẹ là 8.000 con.

Trong năm 2014, cơ sở của anh Liêm đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thịt gà tre thương phẩm với hệ thống siêu thị Big C trên toàn quốc. Trong năm tới, anh Liêm dự tính sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi với tổng đàn lên đến 200.000 con gà tre

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, trang trại chăn nuôi của anh Liêm xuất bán khoảng 700 - 800 con gà tre đã qua giết mổ đóng gói và gà tre thịt chưa qua giết mổ.

Với giá bán hơn 100.000 đồng/kg, trung bình mỗi năm anh thu hơn 1 tỷ đồng từ mô hình nuôi gà tre an toàn sinh học. Bên cạnh đó, các hộ tham gia theo hình thức nuôi gia công cũng có thu nhập mỗi năm từ 50 – 150 triệu đồng.

Theo anh Liêm, gà tre tương đối dễ nuôi hơn các loại gia cầm khác, nhưng trong quá trình nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm chủng phòng bệnh cho đàn gà.

Để chăn nuôi thành công, anh tranh thủ tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi gà tre an toàn sinh học qua sách báo, xem đài... Đặc biệt, năm 2012, trang trại của anh bắt đầu sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi để hạn chế mùi hôi và ô nhiễm môi trường, gà ít bệnh hơn. Anh cho biết, gà tre được cho ăn thức ăn công nghiệp, sau 4 tháng nuôi, gà được xuất chuồng, với trọng lượng từ 0,5 – 0,7 kg/con.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm