| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ Seven.am lý giải cắt mác hàng Trung Quốc do khách hàng kêu ngứa cổ

Thứ Ba 12/11/2019 , 09:05 (GMT+7)

Sau những Khai silk, Asanzo, mới đây nhất, Seven.am bị tố “cắt gốc, thay mới” hàng Trung Quốc "đội lốt" thành hàng Việt Nam.

Những ngày qua, thông tin trên một số cơ quan báo chí cho biết, nhiều khách hàng phát hiện thấy một số sản phẩm của nhãn hiệu SEVEN. am có dấu hiệu “cắt gốc, thay mới”.

Theo đó, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty Cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu Seven. am.

Trước khi đưa ra thị trường công nhân công ty phải kiểm tra sản phẩm có bất kỳ chữ Trung Quốc nào phải loại bỏ từ viên chống ẩm. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô

Cụ thể, tại "tổng kho" tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) có thực trạng cắt tem nhãn có chữ Trung Quốc trên một số sản phẩm khăn, quần áo, đồ lót... rồi gắn "thẻ bài" có chữ Seven.am, Charming Beauty.

Tiếp nhận thông tin từ báo chí, ngày 11/11, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường số 14 đã tiến hành kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.am trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, 5 tổ kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.am trên địa bàn Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh đều không xuất trình được đầy đủ hoá đơn chứng minh nguồn gốc hàng hoá. Đồng thời, chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định.

Quản lý thị trường đã tạm giữ toàn bộ 9.035 sản phẩm để điều tra, làm rõ. Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng đã tiến hành lấy 3 mẫu sản phẩm để giám định chất lượng.

Theo ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14, Seven.am không có xưởng may mặc riêng, tuy nhiên có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Toàn bộ sản phẩm được Seven.am thiết kế và chuyển sang Công ty Bảo Anh sản xuất và chuyển về.

Được biết, thương hiệu thời trang Seven.am do ông Nguyễn Vũ Hải Anh, một người được biết đến qua nhiều vai diễn hài làm chủ.

Sau khi có thông tin về vụ việc, ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết, thương hiệu thời trang Seven.am được xây dựng với định hướng là dòng thời trang may mặc mang thương hiệu Việt Nam.

Những năm qua, hầu hết các mẫu sản phẩm may mặc gồm: quần, áo, chân váy, đầm, áo khoác… được xác định là dòng sản phẩm chủ lực của thương hiệu này, những sản phẩm này đều được thiết kế, gia công trong nước và được may tem mác Seven.am ghi rõ xuất xứ "Made in Vietnam".

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra cửa hàng của  Seven.am tại 135 Trần Phú. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô

Bên cạnh những dòng sản phẩm may mặc chủ lực nói trên, Seven.am có đặt mua hàng theo mẫu từ Trung Quốc một số loại phụ kiện như túi, ví... Những dòng sản phẩm này cũng mang thương hiệu Seven.am. Ngoài ra, do nhu cầu về trang phục Thu - Đông của khách hàng có xu hướng gia tăng, công ty cũng đã nhập thêm một số lượng nhỏ sản phẩm áo len, áo dạ và khăn.

"Đối với những sản phẩm này, chúng tôi có sai sót trong khâu quản lý xuất xứ hàng hóa do nhà cung cấp cung ứng, đã không gắn nhãn phụ cho sản phẩm, dẫn tới việc khi tới tay người tiêu dùng chưa thực sự được minh bạch về nguồn gốc xuất xứ", ông Nguyễn Vũ Hải Anh thừa nhận.

Về việc cắt nhãn, theo ông Hải Anh, trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường có một vài khách hàng kêu ngứa nên Seven.am cho nhân viên cắt bỏ.

“Chúng tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm trước người tiêu dùng về những sai sót trên, cam kết rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót, cung cấp những sản phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ cho người tiêu dùng", ông Nguyễn Vũ Hải Anh nói.

Được biết, Công ty Cổ phần MHA tăng vốn điều lệ từ 4,8 tỷ đồng lên 9,9 tỷ đồng hồi giữa năm 2018. Trong đó, gồm ba cổ đông sáng lập: ông Nguyễn Vũ Hải Anh nắm 60%, ông Đặng Quốc Anh nắm 30% (ông Quốc Anh cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty này) và bà Nguyễn Vũ Mai Hương nắm 10%.

Seven.am ra mắt vào năm 2009, đến nay phát triển tới 24 cửa hàng tại 18 tỉnh thành phố lớn trên cả nước. Thương hiệu này từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá như Top 20 doanh nghiệp Toàn quốc có sản phẩm và dịch vụ được tin dùng; Bằng khen vinh danh thương hiệu cấp nhà nước - Top 15 Doanh nghiệp Hội Nhập và Phát triển toàn quốc...

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm