| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ trại gà Đô Lương

Thứ Ba 08/10/2013 , 11:04 (GMT+7)

Về xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hỏi ông Đặng Ngọc Hoà (68 tuổi) không ai không biết.

Về xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hỏi ông Đặng Ngọc Hoà (68 tuổi) không ai không biết. Sau gần 20 năm lăn lộn với chăn nuôi, ông Hoà đã xây dựng được một cơ ngơi bề thế, là niềm mơ ước của nhiều hộ quanh vùng.

Tháng 7/1997, gia đình ông Hòa chính thức mở trang trại với quy mô diện tích hơn 4,5 ha, nuôi lợn, bò và gà. Thời gian đầu, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình chăn nuôi, nhưng với tinh thần ham học hỏi và không ngại khó khăn, tất cả những vướng mắc dần được tháo gỡ.

Sau gần chục năm mô hình đi vào hoạt động, ít nhiều đã mang lại cho gia đình ông một cuộc sống khá giả, ổn định hơn. Tuy nhiên, chừng ấy thời gian cũng đủ dài để ông nhận ra đã đến lúc phải có sự thay đổi.


Trại gà của ông Hòa

“Cùng lúc nuôi nhiều loại không hề đơn giản, chi phí rất lớn mà nguy cơ lỗ vốn có thể xảy ra bất kì lúc nào, vì chu trình chăm sóc mỗi loại khác nhau nên rất mất thời gian, khả năng nhiễm bệnh dễ xảy ra, chi phí phát sinh nên gia đình tôi quyết định chỉ tập trung vào nuôi gà”.

Nói là làm, năm 2009 vợ chồng ông bắt tay vào công việc, dĩ nhiên mọi thứ gần như phải thay mới hoàn toàn, một khoản vốn không nhỏ phải bỏ ra để mua máy móc cần thiết với giá cả rất đắt đỏ như bếp sưởi, máy phát điện, máy uống nước tự động…

Hiện tại, trang trại của ông Hoà có tổng cộng 7 chuồng to (diện tích 300 m2/chuồng) và 5 chuồng nhỏ (từ 130 - 150 m2), riêng tiền mua máy uống nước cho gà đã tiêu tốn gần 500 triệu đồng (mỗi chuồng một máy, mỗi máy giá 40 triệu đồng), 14 bếp sưởi cho gà con hết 56 triệu đồng (4 triệu đồng/ bếp), 2 máy phát điện giá 30 triệu…

“Làm ăn phải chấp nhận đầu tư, mà mấy khoản đó đâu phải đã xong. Làm trang trại lớn yêu cầu phải có xe riêng để thuận tiện trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ. Bao nhiêu vốn liếng tích góp được chúng tôi dồn hết cả vào đây rồi, có những thời điểm khó khăn phải đi vay ngân hàng, may mà công việc thuận lợi chứ không thì…”, ông Hòa chia sẻ.

Theo ông, nuôi gà không khó nhưng tiêu chuẩn đòi hỏi rất khắt khe, nhất là khi nuôi với số lượng lớn. Gà từ khi nuôi đến khi xuất chuồng là 70 ngày, cần cho uống, tiêm vaxin 5 lần, phòng tả 2 lần. Trong thời gian 15 ngày đầu, chuồng gà con yêu cầu đủ nhiệt vào ban đêm, mát mẻ ban ngày. Riêng mùa đông luôn đòi hỏi nhiệt độ trong chuồng xấp xỉ 30 độ.

Gà con từ 20 - 22 ngày tuổi được chuyển xuống nuôi theo tiêu chuẩn gà thịt, nước phải ấm. Nuôi với số lượng nhiều nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất dễ xảy ra do đó cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, máng uống nước làm sạch 3 lần/ ngày, máy ăn 2 lần/ngày. Nước uống phải được xét nghiệm, đo nồng độ.

Trung bình mỗi năm gia đình ông Hoà thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng, có năm giá gà "phi mã" lên 60.000 đ/kg, lãi ròng 500 triệu. Song có lời ắt có lỗ, thậm chí là lỗ đau, thời điểm cuối năm 2012, giá cả tuột dốc thê thảm xuống mức 32.000 đ/kg khiến trang trại điêu đứng thực sự, “om hàng” thì chi phí chất đống, bán rẻ thì lỗ nặng, vụ đó thiệt hại không dưới 300 triệu.

Để giải quyết tình hình, ông buộc phải tiến hành chăn nuôi cầm chừng, từ 30.000 con giảm xuống khoảng 10.000 con, phải cho nghỉ việc gần chục công nhân. Rất may, thời gian gần đây đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, giá cả phần nào ổn định trở lại, ông bà đang tính nâng tổng đàn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mạnh vào dịp Tết.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.