| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 07/10/2008 , 08:15 (GMT+7)

08:15 - 07/10/2008

"Ông" điện lại đe tăng giá!

Công bằng mà nói, cho đến thời điểm này, ngành điện có phần bị thiệt về giá.

Công bằng mà nói, cho đến thời điểm này, ngành điện có phần bị thiệt về giá.

Cái thiệt ở đây, như một vị quan chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói, “lộ trình điều chỉnh giá bán điện đã có từ trước, song vì mục tiêu kiểm soát lạm phát nên kế hoạch tăng giá bị chậm lại”, cho nên dẫn đến hệ quả với giá bán điện thấp hơn so với khu vực, ngành điện khó thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy, và bởi vậy việc “cúp điện” tràn lan vẫn xảy ra, thậm chí cả khi các hồ thuỷ điện đầy ắp, các nhà máy chạy hết công suất.

Trong bối cảnh như vậy, cho dù không muốn, nhưng chắc chắn tất thảy những người tiêu dùng cũng buộc phải vui lòng chấp nhận giá điện tăng. Và thực tế thông tin này không còn bán tín bán nghi nữa khi hôm qua EVN phát đi tín hiệu cho thấy họ sẽ tăng giá điện từ đầu 2009, nếu được Chính phủ chấp thuận.

Thế nhưng, có lẽ kịch bản dự kiến lại không thích hợp trên hai phương diện:

 Thứ nhất, trái với cả hai phương án tăng lên 890 đ/kWh (tăng 5,7%, theo lộ trình được duyệt) và 917 đ/kWh (tăng 8,9%, có tính trượt giá) do EVN trình hồi đầu năm, cơ quan quản lý ngành này đề nghị mức tăng trung bình 20%, còn tối đa là 30% so với giá bình quân hiện tại 862 đ/kWh, tức là sẽ tăng vọt lên 1.034 đ/kWh, hoặc 1.121 đ/kWh bắt đầu từ năm 2009 sắp tới.

Rất có thể là việc tăng mạnh như vậy sẽ tiện cho ngành điện, bởi kết quả tăng giá như vậy cao gấp 2,68- 3,90 lần so với tăng “nhỏ giọt” như lộ trình. Mặt khác, cái tiện còn là ở chỗ, việc thông qua những quyết định “nhạy cảm” như thế, như đã có quá nhiều trong thực tế, luôn đầy rẫy trắc trở nên chọn cách tăng một lần tuy "sốc" cho người dùng điện nhưng an tâm cho EVN kẻo lần sau xin tăng lại gặp khó.

Thế nhưng, đây thực sự là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế, nhất là tầng lớp nghèo và cận nghèo còn rất đông đảo. Do vậy, cho dù “bất tiện”, nhưng sẽ là hợp lý hơn với các bước tăng ngắn, bởi chỉ có như vậy thì không chỉ đông đảo các hộ tiêu dùng nghèo, mà ngay cả những ngành sản xuất tiêu dùng nhiều điện mới kịp thích ứng.

 Thứ hai, cho dù lạm phát đã qua 3 tháng liên tục hạ nhiệt, nhưng những tháng đầu năm 2009, theo “thông lệ”, là thời đoạn nền kinh tế bước vào cao điểm của mùa tiêu dùng, tốc độ lạm phát đều cao ngất ngưởng, cho nên mức tăng giá điện cao như vậy ở thời điểm “nhạy cảm” như vậy là điều tối kỵ trong tình hình chống lạm phát vẫn là nhiệm vụ ưu tiên số một. Việc hai lần tăng mạnh giá mặt hàng chiến lược xăng dầu gần đây nhất vào đúng thời đoạn “nhạy cảm” làm tốc độ lạm phát tăng kỷ lục so với cùng kỳ gần 20 năm trở lại đây làm tốn không biết bao nhiêu công sức để chống mà vẫn “lãnh đủ” cho thấy rất rõ điều đó.

Nói tóm lại, cho dù việc tăng mạnh giá điện có tác động “kép” tích cực giúp cho ngành điện khắc phục “nút thắt cổ chai” này, nhưng rất có thể kịch bản “sốc” sẽ lại gây sốc không chỉ cho những người nghèo rất đông đảo, mà còn cho cả không ít ngành sản xuất, cho nên cần được cẩn trọng xem xét. Điểm mấu chốt ở đây chính là, nếu như sốt nóng giá xăng dầu là “từ trên trời sập xuống”, thì giá điện lại là vấn đề bắt nguồn từ những yếu tố tuy không hoàn toàn, nhưng về cơ bản là “Made in Vietnam”, cho nên việc chọn kịch bản nào cho phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế là tùy thuộc ở chúng ta.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm