| Hotline: 0983.970.780

Ông Đỗ Địa Long

Thứ Tư 25/03/2015 , 09:46 (GMT+7)

Đã có nhiều người gắn cho ông với những biệt danh “Người điên đi cứu tiêu điên”; “Người đi tìm sự hồi sinh cho cây”, nhưng tôi thì vẫn thích gọi là “Ông Đỗ Địa Long”.

Từ đồng bằng

Tôi biết ông Dương Hùng Đỗ, TGĐ Cty CP Khai thác khoáng sản và xây dựng miền Nam từ hồi còn ở khu phố nghèo Sà Ngách thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Trước năm 2010, ông còn làm việc trong một cơ sở nhỏ cách nhà máy xi măng Hà Tiên 2 không xa lắm. Hồi đó, ông tập trung vào khai thác khoáng sản và chỉ mới chuyển qua lĩnh vực phân bón gần đây.

Ông học giỏi Lý, Hóa nên am hiểu các thành phần có trong đất, đá. Có lẽ vì vậy, mà ông chỉ muốn “biến đá thành phân” từ các khoáng chất có trong các mỏ núi đá vôi tự nhiên nổi tiếng ở Kiên Giang.

Mỗi lần gặp ông là hàng loạt ý tưởng táo bạo ông đưa ra cho nông nghiệp. Nếu mới tiếp xúc lần đầu hoặc nghe ông nói vài lần, khó ai mà tin được những dự định ông đưa ra có thể trở thành hiện thực.

Bẵng đi một thời gian, vụ lúa ĐX 2011- 2012, ông điện thoại mời tôi xuống vùng tứ giác Long Xuyên thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) để xem các điểm ông trình diễn bón phân Địa Long cho cây lúa trên đất phèn.

Đây là sản phẩm do chính ông ấp ủ từ khi "thai nghén" và mất nhiều năm nghiên cứu. Nhận lời mời, tôi xuống tận nơi lội ra các điểm trình diễn cùng với cả ông Lê Hữu Hùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và một số bà con nông dân chủ ruộng.

Tôi còn nhớ hôm đó anh Lý Văn Chín, Phó phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, An Giang đánh giá ngay tại ruộng lúa 20 ha: “Lần đầu thử nghiệm bón phân Địa Long lúa ít bị chết cây hơn so với ruộng đối chứng.

Đặc biệt, chi phí rẻ hơn so với bón các loại phân lân hiện nay bán trên thị trường. Đáng nói, vùng đất này trước đây trồng khoai mì (sắn) nhưng cũng không sống được do phèn nặng”. Tận mắt thấy, tai nghe tôi bắt tay chúc mừng ông.

Sau những điểm trình diễn ở “rốn phèn” tứ giác Long Xuyên, ông đưa sản phẩm phân bón Địa Long qua vùng U Minh Thượng, rồi đến huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Đến những vùng đất khác nhau là để thử nghiệm xem sản phẩm phân bón Địa Long đã phù hợp chưa. Rất mừng là vùng đất nào sản phẩm cũng bộc lộ được nhiều ưu điểm.

Có niềm tin vào sản phẩm do chính chất xám của mình tạo ra đã giúp ông thêm sức mạnh để nhìn về phía trước. Ông lại đưa sản phẩm qua các tỉnh Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, và lên miền Đông Nam Bộ tỉnh Đồng Nai.

Ngoài thử nghiệm trên cây lúa, còn thử nghiệm ở cây ăn trái và rau màu. Trong các cuộc hội thảo sản phẩm được các nhà khoa học đánh giá rất cao, nhất là GS.TS Võ Tòng Xuân và nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng là người đã trực tiếp sử dụng. Riêng bà con nông dân đón nhận sản phẩm của ông có lúc cao điểm SX không kịp.

Lên Tây Nguyên

Ổn định ở vùng ĐBSCL, ông Đỗ bắt đầu lặn lội lên Tây Nguyên để nghiên cứu thổ nhưỡng vùng đất đỏ.

Ngày 15/2/2015, TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội KHKT Việt Nam đã trao quyết định thành lập và giấy phép hoạt động của Viện Công nghệ sinh học miền Nam cho ông Dương Hùng Đỗ làm Chủ tịch Viện. Viện Công nghệ sinh học miền Nam ra đời nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển KHKT về nông nghiệp.

Năm 2013, dịch bệnh “tiêu điên” bùng phát trên cây hồ tiêu ở Tây Nguyên gây thiệt hại khá lớn. Với mong muốn sớm tìm ra giải pháp cứu lấy cây hồ tiêu, ông Đỗ đã nhiều lần đến các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai thị sát các vườn tiêu bị bệnh.

Sau đó, ông bắt đầu đưa ra giải pháp và hợp đồng với bà con nông dân để thử nghiệm. Ông mạnh dạn cá cược chịu bồi thường gấp đôi cho bà con nếu không chữa được bệnh tiêu điên theo quy trình của ông.

Nhiều người nghe khó chịu, nhưng có hợp đồng rõ ràng nên sẵn sàng để cho ông thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm thành công, nhóm nông dân ở thôn 5, xã Ia HLốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã tạc tượng tôn vinh ông (ảnh).

Có thể nói rằng, ông Đỗ đã làm cho bà con nơi đây quá bất ngờ về cách bón phân cứu được cây hồ tiêu trong lúc dịch bệnh. Đến nay, cả vùng Tây Nguyên hầu như biết đến sản phẩm phân bón Địa Long.

Bán được hàng cũng là một áp lực rất lớn khi trên thị trường xuất hiện những sản phẩm na ná nhái theo. Ông nói: “Đã dẹp loạn một số sản phẩm ăn theo. Những sản phẩm nhái không dẹp được chỉ hại nông dân”.

Không chỉ dừng lại ở đồng bằng, miều núi, mà ông luôn thao thức đưa sản phẩm của mình ra tận huyện đảo Trường Sa. Mới năm ngoái thôi, ông đã gửi tặng quân dân Trường Sa 7 tấn phân bón phức hợp Địa Long.

Đây là loại phân phức hợp mới do Cty SX, có tác dụng thúc đẩy cây trồng sinh trưởng tốt, cải tạo đất, giải độc tố trong cây trồng bị nhiễm từ môi trường, khử mặn, khôi phục độ pH trở về mức độ lý tưởng. Ông mong muốn: “Phân bón Địa Long góp phần phủ xanh đảo Trường Sa”.

Khi hỏi về chất lượng sản phẩm của mình, ông giải thích: "Phân bón Địa Long được cấy bởi 3 loại vi sinh vật với hàm lượng cao. Đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào tạo thành chất béo, thúc đẩy tạo ra rễ. Đặc biệt, khống chế và triệt phá các vi sinh vật có hại cho cây, kích thích cho cây phát triển".

Có thể nói, với tuổi của ông nhiều người muốn nghỉ ngơi an dưỡng, nhưng với ông Đỗ thì vẫn tràn trề nhiệt huyết. Ông luôn cháy bỏng niềm đam mê khoa học và muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào nền nông nghiệp nước nhà.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất