| Hotline: 0983.970.780

Ông Đỗ Mười và dấu ấn cuộc chuyển đổi tem phiếu sang cơ chế thị trường

Thứ Sáu 05/10/2018 , 07:29 (GMT+7)

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhớ lại, vào thời kỳ khắc nghiệt khi lạm phát lên tới 700%/năm, ông Đỗ Mười đã chèo lái con thuyền, đổi mới cải cách, lãnh đạo nền kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn đó.

Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã để lại nhiều dấu ấn trong việc "chèo lái" nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.
 
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - người từng có thời gian làm việc dưới quyền của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười chia sẻ, ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ tháng 4/1988 và làm Tổng bí thư từ năm 1991 đến tháng 12/1997.

"Đấy là thời kỳ khắc nghiệt, khó khăn với nền kinh tế Việt Nam, lạm phát lên đến 700%/năm. Người dân mua bất cứ cái gì mà thị trường có, mỗi hộ gia đình trở thành một kho về hàng hóa vật tư, từ gạo, mì chính cho đến xà phòng, dầu hoả… đều được mua dự trữ", ông Doanh kể.

Theo ông Doanh, tại thời điểm đó, tình hình rất khó khăn khi các nước xã hội chủ nghĩa trước kia viện trợ cho Việt Nam dần dần tan rã và không viện trợ nữa.

"Tức là toàn bộ dầu lửa, xăng dầu, sắt thép, xi măng và nguyên vật liệu công nghiệp đều biến mất, không còn nữa. Đấy là thời gian khó khăn và chính đồng chí Đỗ Mười đã chèo lái con thuyền, đổi mới cải cách, lãnh đạo nền kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn đó", ông nói.

Ông Doanh nhớ lại, biện pháp được đưa ra trong giai đoạn lạm phát siêu mã đó là nâng lãi suất tiền gửi lên 12%/tháng, vượt mức lạm phát rất cao. Bằng cách đó người dân đổ xô gửi tiền ngân hàng và thị trường trở lên ổn định.

Đồng thời, thời điểm đó cũng quyết định cho người dân tự nhập hàng tiêu dùng, do đó, người Việt Nam ở nước ngoài đã gửi rất nhiều hàng tiêu dùng về trong nước. Bên cạnh đó, nhờ nghị quyết khoán 100 và khoán 10 của Ban Bí thư cho người nông dân tự do kinh doanh và tự thu hoạch, tự bán ra thị trường nên sản lượng hàng nông sản tăng vọt, cân đối được nhu cầu về lương thực.

"Trước kia chúng ta phải nhập mỗi năm đến 1 triệu tấn lương thực thì lúc đó không phải nhập nữa. Chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường, tức là không còn phải bán theo tem phiếu mà mọi người có thể mua bán tự do trên thị trường. Cuộc chuyển đổi đó đã diễn ra rất thuận lợi và không có xáo trộn gì lớn trong kinh tế và xã hội. Phải nói đó là những thành tựu về mặt đổi mới, cải cách, vượt qua khó khăn hết sức đáng trân trọng và khâm phục", ông Doanh nhấn mạnh.

Gọi quyết định nâng lãi suất trong bối cảnh lúc bấy giờ là "bất thường" và rất khó khăn, ông Doanh kể thêm rằng: "Thời điểm đó, đồng chí Đỗ Mười đã phải triệu tập rất nhiều chuyên gia, cán bộ, kể cả anh Vũ Quang Việt là chuyên gia Liên Hiệp quốc ở Mỹ. Tất cả anh em có trao đổi, đồng chí Đỗ Mười nghe riêng từng người và đi đến quyết định cuối cùng. Và đó là quyết định rất táo bạo, sáng suốt có thể chặn đứng được đà lạm phát của nước ta".

Khi được hỏi về những kỉ niệm riêng trong thời gian làm việc dưới quyền cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, vị chuyên gia cho biết, cố Tổng Bí thư là người làm việc với cường độ rất cao, toàn tâm toàn trí, ngủ rất ít. "Nhiều khi đồng chí làm việc với tôi tới 11h đêm, sau đó đồng chí giao cho tôi cặp tài liệu về làm. Tôi ngồi làm đến 1h sáng thì tới 5h sáng, đồng chí đã gọi lên nhận cặp tài liệu mới".

"Đồng chí cũng rất quan tâm chu đáo với anh em và gia đình anh em. Bố tôi ốm thì đồng chí cũng vào thăm, hỏi thăm sức khoẻ, thuốc men. rồi khi mất đến viếng, có vòng hoa rất chu đáo. Tôi rất cảm động về tình cảm của đồng chí Đỗ Mười với cán bộ, anh em như chúng tôi. Chúng tôi học được rất nhiều từ cường độ làm việc, từ tinh thần trách nhiệm, từ tỉ mỉ suy nghĩ về từng con số 1, con số đó có ý nghĩa gì và mình phải làm gì để đạt được những cái tốt hơn cho nền kinh tế”, ông nói.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm