| Hotline: 0983.970.780

Ông Lê Minh Đức, GĐ Sở NN- PTNT Long An: Bốn giải pháp đột phá

Thứ Hai 05/03/2012 , 14:01 (GMT+7)

Nhờ triển khai hiệu quả cánh đồng mẫu lớn (CĐML), năm 2011 toàn tỉnh Long An đã đạt gần 2,6 triệu tấn lúa...

Ông Lê Minh Đức, GĐ Sở NN-PTNT Long An

Nhờ triển khai hiệu quả cánh đồng mẫu lớn (CĐML), năm 2011 toàn tỉnh Long An đã đạt gần 2,6 triệu tấn lúa. Các địa phương có thế mạnh SX mía, thanh long, chăn nuôi gia súc, gia cầm... cũng gặt hái nhiều thành công.

Ông Lê Minh Đức, GĐ Sở NN-PTNT Long An đã có cuộc trao đổi với NNVN về vấn đề này.

Xin ông cho biết thành tựu nổi bật của nông nghiệp Long An trong năm qua?

Ngay từ đầu năm 2011, Sở NN- PTNT Long An đã sớm ban hành Chương trình hành động của toàn ngành với mục tiêu tập trung thực hiện Quyết định 127/QĐ-BNN-KH về Chương trình hành động của Bộ NN- PTNT và Chỉ thị 01/2010/CT-UBND của UBND tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết 02/NQ/CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT- XH...

Từ đó, ngành đã triển khai thực hiện kế hoạch, diễn tiến sát hợp với thực tế SX và đạt được nhiều kết quả tích cực, mặc dù bối cảnh chung về tình hình hình KT- XH năm qua không mấy thuận lợi. Cụ thể SXNN gặp một số khó khăn do dịch bệnh tai xanh trên heo, lũ ở khu vực Đồng Tháp Mười cao hơn mức dự tính, giá vật tư kỹ thuật đầu vào tiếp tục tăng cao... Tuy nhiên, ngành đã kịp thời triển khai các giải pháp khắc phục nên thành tích trong năm vẫn đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch.

Giáp với TP HCM nhưng Long An vẫn chọn lúa là cây trồng chủ lực?

Lúa- cây trồng chủ lực của tỉnh đã đạt được những bước tiến triển tích cực về yêu cầu gieo trồng rộng rãi chủng loại giống tốt, sạ tập trung đồng loạt né rầy, phát triển cơ giới hóa, áp dụng công nghệ sinh học… Trong đó, tập trung nhân lực xây dựng vùng lúa chất lượng cao, qua chương trình “Cùng nông dân ra đồng”. Với trên 1.679 ha có sự tham gia của 1.061 hộ ở các huyện Đồng Tháp Mười. Đề án phát triển CĐML ứng dụng quy trình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng thực hiện trên 450,3 ha với 237 hộ tham gia, đã tăng năng suất và thu nhập cao rõ rệt.

Cụ thể vụ ĐX 2010- 2011 năng suất bình quân đạt 7,75 tấn/ha, giá thành lúa giảm khoảng 300 đồng/kg, vụ HT bình quân đạt 7,25 tấn/ha. Tương tự, mức phát triển SX lúa, các cây trồng chủ lực khác của tỉnh như mía, thanh long, bắp, mè, khoai mỡ, rau đều đạt sản lượng cao hơn năm 2010.

Về thủy sản, trên cơ sở tổng kết chương trình phát triển SX của tỉnh giai đoạn 2006- 2010 ngành đã xây dựng kế hoạch phát triển cho giai đoạn 2011- 2015. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp phát triển nuôi tôm vùng nước lợ, đa dạng chủng loại và phương thức nuôi thủy sản vùng nước ngọt, tăng cường công tác kiểm tra điều kiện SX, kinh doanh giống, vật tư thủy sản, thực hiện thường xuyên công tác quan trắc môi trường.

Qua đó, diện tích nuôi thủy sản tăng lên 6.803 ha, đạt 115,3 % kế hoạch. Đặc biệt diện tích nuôi tôm chân trắng tăng nhanh. Từ đó, sản lượng thủy sản vượt chỉ tiêu kế hoạch đến 9,4 %. Riêng lĩnh vực chăn nuôi do gặp bất lợi từ đợt dịch tai xanh trên diện rộng nên tổng đàn heo bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, đàn trâu, bò, gia cầm vẫn ổn định và tiếp tục xu hướng tăng đàn và tăng năng suất qua phổ biến ứng dụng giống vật nuôi chất lượng cao và quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

Giải pháp nào để nông nghiệp Long An đột phá trong năm 2012?

Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành cần đạt 3,8 -4%, trong đó sản lượng lúa đạt 2,6 triệu tấn, đậu phộng đạt 17.500 tấn và mía đạt 910.000 tấn. Đàn heo đạt 270.000 con, bò sữa đạt 6.800 con, đàn bò 87.000 con và đàn gia cầm đạt 11,5 triệu con. Sản lượng nuôi thủy sản đạt 38.000 tấn, tôm các loại 9.250 tấn. Lâm nghiệp ổn định diện tích rừng tràm ở mức 36.600 ha. Để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ nêu trên, ngành xác định cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chủ yếu sau.

Thứ nhất, là tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn, kịp thời thông tin cho người dân chủ động trong SX, phòng tránh kịp thời lũ lụt, thiên tai. Đồng thời, rà soát, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật trong các cụm, tuyến dân cư, đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện, đê bao lửng vùng Đồng Tháp Mười.

Thứ hai, tổ chức thông tin khuyến cáo lịch thời vụ xuống giống lúa tập trung, đồng loạt, né rầy. Tăng cường hoạt động dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh và chuyển giao thông tin kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh ứng dụng giống tốt, cơ giới hóa, xây dựng các vùng lúa chất lượng cao qua mô hình CĐML.

"Từ các bước tiến triển trên từng lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp  Long An năm 2011 đạt 5,2% so với chỉ tiêu kế hoạch 4 - 4,2%, giá trị sản lượng nông lâm sản đạt 6.941 tỷ đồng so với chỉ tiêu kế hoạch 6.888 tỷ đồng. Dù vậy, chúng tôi cũng xác định vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như năng suất lúa HT còn thấp, nguy cơ tái phát dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản còn cao, xây dựng vùng SX hàng hoá lớn vẫn còn hạn chế...", ông Đức nói.

Thứ ba, tập trung các giải pháp khôi phục đàn heo sau dịch bệnh, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quản lý giống vật nuôi, ứng dụng rộng các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, triển khai thực hiện quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung.

Thứ tư, hoàn chỉnh quy hoạch thủy sản đến năm 2020 để định hướng đầu tư, phát triển hiệu quả. Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ theo hướng an toàn sinh học, kiểm soát chặt chẽ quy định dụng kháng sinh, hóa chất đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xin ông cho biết thêm về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn?

Chương trình xây dựng NTM là một trong những vấn đề trọng điểm của ngành. 166 đơn vị xã, phường, thị trấn hành chính của tỉnh đã và đang quy hoạch NTM. Trong đó, có 6 đơn vị đã được phê duyệt đề án quy hoạch và 76 đơn vị đang được thực hiện thẩm định phê duyệt. Phấn đấu đến cuối năm 2013 có 6 xã đạt tiêu chí xây dựng NTM. Dự kiến đến năm 2020 các xã trong tỉnh sẽ đạt trên 85% xã NTM.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm