| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Bắc Son mong sớm được về với gia đình, đồng đội

Thứ Tư 08/01/2020 , 13:38 (GMT+7)

Trong đơn kháng cáo ông Son cho rằng bản thân có nhiều thành tích, cống hiến và đang bị bệnh tật.

Ông Nguyễn Bắc Son kháng cáo.

TAND TP Hà Nội vừa nhận được đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son, người bị tuyên án chung thân trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Trong đơn kháng cáo, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng mức án tù chung thân là quá nặng đối với bị cáo, đồng thời đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm và xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

Về lý do xin giảm nhẹ hình phạt, ông Son trình bày nhiều tình tiết như: có nhiều thành tích, cống hiến trong công tác và chiến đấu khi ở trong quân ngũ, sức khỏe già yếu, nhiều bệnh tật và ngay ở giai đoạn điều tra, ông đã tự khai nhận hành vi nhận hối lộ và trước ngày tuyên án gia đình đã giúp ông đã khắc phục hết hậu quả số tiền 3 triệu USD đã nhận hối lộ.

Đối chiếu với chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước, ông Son đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xem xét mở lượng khoan hồng, giảm án cho ông để ông tập trung cải tạo và sớm có cơ hội trở về đoàn tụ với vợ con, các cháu, họ mạc, bạn bè và đồng đội trong những năm tháng còn lại của đời mình.

Trước đó, tại phiên tòa xét xử đại án Mobifone mua AVG, ông Son bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 16 - 18 năm tù tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tử hình về tội nhận hối lộ.

Sau khi gia đình khắc phục hậu quả số tiền nhận hối lộ tương đương 66 tỷ đồng ông Son được giảm án xuống chung thân.

Theo cáo buộc của tòa, bị cáo Nguyễn Bắc Son với chức vụ Bộ trưởng TTTT có vai trò quyết định và thúc đẩy trong thực hiện dự án để Mobifone mua AVG. Xuất phát từ động cơ tư lợi cá nhân, bất chấp tất cả quy định của pháp luật, bị cáo đã có hành vi định hướng, chỉ đạo quyết liệt cấp dưới thực hiện sai phạm trong mua cổ phần AVG.

Cựu Bộ trưởng Son giữ vai trò đứng đầu, chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt và phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án...

Bị cáo Son đã cùng đồng phạm có hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng với tổng giá trị thiệt hại là hơn 6.590 tỷ đồng.

Sau thương vụ, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận từ Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ 3 triệu USD, số tiền đặc biệt lớn. Quá trình điều tra cũng như xét xử tại tòa ông Son có những lời khai bất nhất về số tiền này.

Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát phân tích, ông Son được tặng nhiều huân, huy chương và có nhiều thành tích trong công tác, với những thành tích đó, đáng lẽ bị cáo phải là tấm gương đạo đức về sự trung thực, tận tâm phục vụ đất nước và nhân dân.

Nhưng vì hám lợi vật chất, bị cáo đã tha hóa bản thân và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng gây tổn hại uy tín của các cán bộ chân chính. Dù trong quá trình điều tra, bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội nhưng khi ra tòa, bị cáo tự mình phủ nhận rồi lại thừa nhận một phần. Điều đó cho thấy bị cáo chưa thực sự ăn năn, hối lỗi.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài ông Son, một bị cáo khác cũng có đơn kháng cáo là cựu Phó Tổng Giám đốc Mobifone Nguyễn Mạnh Hùng.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm