| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt: Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại

Thứ Sáu 16/03/2018 , 14:05 (GMT+7)

Năm nay thời tiết ấm, cả rau ôn đới và nhiệt đới đều sinh trưởng phát triển nhanh hơn mọi năm, dẫn đến hiện tượng cung vượt cầu ở một thời đoạn nhất định, khiến giá rau giảm mạnh.

* Diện tích trồng rau không tăng

“Đây không phải là hiện tượng kỳ lạ. Theo quy luật hàng năm, vào thời điểm chuyển tiếp giữa vụ đông và vụ xuân, nông dân vùng ĐBSH thường dọn đồng ruộng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại rau ôn đới (họ thập tự) sang các loại rau nhiệt đới như rau muống, mồng tơi, dền...

19-27-01_nguyen-hong-son
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt

Tuy nhiên, năm nay thời tiết ấm, cả rau ôn đới và nhiệt đới đều sinh trưởng phát triển nhanh hơn mọi năm, dẫn đến hiện tượng cung vượt cầu ở một thời đoạn nhất định, khiến giá rau giảm mạnh. Theo quy luật lịch sử tái diễn nhiều năm cho thấy, sau khi sau khi giá rau “chạm đáy” khoảng 1 – 2 tuần sẽ tăng dần trở lại. Nguyên nhân là do toàn bộ diện tích rau vụ đông đã thu hoạch hết, trong khi sản lượng rau vụ xuân hè đầu vụ chưa nhiều.

Sở dĩ, có thể khẳng định giá rau giảm như thời điểm hiện nay là do quy luật bình thường của sản xuất. Bởi thống kê của ngành trồng trọt cho thấy, vụ đông 2017, tổng diện tích trồng rau của cả nước là 190.000 ha, chỉ cao hơn 2.000 ha so với vụ đông năm 2016- khoảng 188.000 ha.

Lãnh đạo Bộ cũng rất quan tâm, đã vào cuộc chỉ đạo vấn đề này. Chiều qua, ngày 15/3/2018, Bộ NN-PTNT có công văn hỏa tốc số 2120/BNN-VP yêu cầu Cục Trồng trọt chúng tôi chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục BVTV khẩn trương, kiểm tra nội dung báo chí phản ánh; đề xuất các giải pháp khắc phục, nhất là công tác chỉ đạo sản xuất gắn với chế biến và phát triển thị trường các mặt hàng rau, củ…; báo cáo Bộ trưởng trước ngày 19/3/2018".

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm