| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch QH khóa XIII

Thứ Hai 25/07/2011 , 08:34 (GMT+7)

Với 457 phiếu đồng ý (chiếm 91,4% tổng số ĐBQH), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đắc cử Chủ tịch QH khóa XIII.

Với 457 phiếu đồng ý (chiếm 91,4% tổng số ĐBQH), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đắc cử Chủ tịch QH khóa XIII.

QH cũng đã tiến hành bỏ phiếu kín để bầu các chức danh Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban TVQH khóa mới. Kết quả trúng cử với chức danh Phó Chủ tịch không nằm ngoài danh sách đã được Chủ tịch QH khóa XII giới thiệu. Tỷ lệ phiếu thuận với các Phó Chủ tịch QH đều đạt trên 95% đến 98,4% tổng số ĐBQH.

Theo đó, ba Phó Chủ tịch QH tái đắc cử là bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu và ông Huỳnh Ngọc Sơn. Tân Phó Chủ tịch QH là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

12 vị trí Chủ nhiệm Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đều nhận được số phiếu ủng hộ với tỷ lệ rất cao gồm: Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương; Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Phùng Quốc Hiển; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ Phan Xuân Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng; Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Nguyễn Kim Khoa; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-giáo dục TTN & nhi đồng Đào Trọng Thi.

Phát biểu nhậm chức sau khi nhận hoa chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch QH khóa XII Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch QH khóa XIII Nguyễn Sinh Hùng cảm ơn các vị đại biểu đã dành sự tín nhiệm cho ông và các vị trong Ủy ban TVQH khóa mới, khẳng định đây là vinh dự, cũng là trách nhiệm nặng nề.

Tân Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, tập thể Thường vụ và cá nhân ông sẽ kế thừa thành quả và kinh nghiệm của các khóa QH trước, nỗ lực phấn đấu, tiếp tục đổi mới, đoàn kết thống nhất để nâng cao trách nhiệm trước nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan quyền lực cao nhất.

“Các thành viên Ủy ban TVQH sẽ luôn rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức lối sống, nâng cao trình độ, năng lực công tác, kiên quyết phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời sẽ gắn bó với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân… Làm sao để QH thực sự là đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước như Hiến pháp đã quy định”, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.

Ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã đọc tờ trình đề cử ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016. Theo nghị trình, vào sáng nay (25/7), các đoàn ĐBQH sẽ họp để trao đổi về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Kết quả thảo luận tại các đoàn sẽ được báo cáo tại phiên họp toàn thể buổi chiều, trước khi QH thông qua danh sách và tiến hành bầu Chủ tịch nước.

Cũng tại phiên họp này, sau phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước sẽ giới thiệu danh sách đề cử để QH bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

Tóm tắt tiểu sử tân Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng

1. Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.

- Ngày sinh: 18/01/1946

- Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Ngày vào Đảng: 26/5/1977

- Trình độ được đào tạo:

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Kinh tế, Tài chính - Kế toán

+ Học hàm, học vị: Tiến sỹ

- Khen thưởng:

+ Huân chương Lao động hạng 1 (năm 2002)

+ Huân chương Itsara hạng 1 của Lào (năm 2007)

- Kỷ luật: Không

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI

- Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII

2. Tóm tắt quá trình công tác

- Từ tháng 9/1966-12/1970: Sinh viên Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội.

- Từ tháng 1/1972-12/1977: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết TW, Bộ Tài chính.

- Từ tháng 1/1978-1982: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Các Mác, Bulgaria.

- Từ tháng 10/1982-10/1986: Phụ trách Phòng Tổng hợp rồi Trưởng phòng Tổng hợp, Phó Vụ trưởng, sau là Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính.

- Từ tháng 10/1986-1/1990: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối Kinh tế TW.

- Từ tháng 2/1990-9/1992: Cục trưởng Cục Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.

- Từ tháng 10/1992-11/1996: Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Tài chính.

- Từ tháng 11/1996-6/2006: UVTW Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng. ĐBQH khóa X, XI.

-Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng, được TW bầu vào Bộ Chính trị.

- Từ tháng7/2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Phó Bí thư ban cán sự đảng Chính phủ; ĐBQH khóa XII, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ.

-Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào BCHTW và được TW bầu vào Bộ Chính trị, ĐBQH khóa XIII.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất