| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Thành Hưởng, GĐ Trung tâm KN- KN Đồng Tháp: Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả

Thứ Hai 13/02/2012 , 09:59 (GMT+7)

Ông Nguyễn Thành Hưởng, GĐ Trung tâm KN-KN Đồng Tháp

Năm 2011, sản lượng lúa và cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt cao nhất từ trước đến nay. Lúa 3,1 triệu tấn, trong đó gần 60% là lúa chất lượng cao, cá tra gần 350 ngàn tấn.

Để đạt được kết quả trên, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã triển khai hàng loạt mô hình SX có hiệu quả, phù hợp. Ông Nguyễn Thành Hưởng, GĐ Trung tâm KN- KN Đồng Tháp đã trả lời phỏng vấn NNVN xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết các mô hình khuyến nông của tỉnh đã được triển khai trong năm vừa qua?

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những loại giống cây, con mới mang lại hiệu quả kinh tế cao vào SX để giúp nông dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, trong những năm vừa qua, tỉnh Đồng Tháp đã tích cực triển khai thí điểm nhiều mô hình KN- KN hiệu quả, có giá trị kinh tế cao.

Việc triển khai các mô hình khuyến nông nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức KHKT về cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận với mô hình SX có hiệu quả, trên cơ sở đó áp dụng vào SX. Từ mô hình, nhiều hộ nghèo đã có điều kiện tiếp cận trực tiếp với các nguồn lực hỗ trợ như kinh phí, KHKT, giống cây trồng vật nuôi.

Đặc biệt là đã tạo được sự tham gia của người dân, huy động thêm được nguồn lực tại chỗ, giúp cho cán bộ cấp xã và người dân tại địa bàn triển khai mô hình, bước đầu đã có sự chuyển biến về nhận thức và năng lực tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHKT, kiến thức quản lý, kỹ năng tổ chức thực hiện mô hình trong việc phát triển kinh tế hộ theo hướng SX hàng hoá, mạnh dạn áp dụng KHKT, bỏ thêm vốn đầu tư, lựa chọn loại hình SX phù hợp với điều kiện của họ và của địa phương, từ đó đã tăng thêm nguồn thu góp phần giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.

Trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã triển khai các dự án, mô hình như: Dự án phát triển SX lúa giống chất lượng nông dân tham gia được tập huấn theo qui trình kỹ thuật và thực hiện sổ tay ghi chép tình hình SX lúa. Dự án áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong SX lúa chất lượng. Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) và ghi chép sổ tay SX lúa theo hướng VietGAP; Mô hình canh tác nhãn, xoài đủ điều kiện theo hướng an toàn, mô hình canh tác đậu nành kết hợp với bao tiêu sản phẩm; Canh tác đậu phộng sử dụng vi sinh cố định đạm; Trồng khoai lang theo hướng an toàn; SX hoa lan cắt cành, SX mè trên nền đất lúa…

Mô hình CĐML được triển khai và đạt hiệu quả ra sao, thưa ông?

Với quy mô 4.810 ha, mô hình đã đạt hiệu quả cao cả 3 mặt về: Năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả về kinh tế (giá thành thấp, lợi nhuận cao); một bước đột phá của nông dân tham gia ứng dụng TBKT mới trong SX là sạ lúa bằng máy sạ hàng và áp dụng cơ giới hóa trong khâu trước, trong và sau thu hoạch. TBKT này ngày càng được phát triển và nhân rộng, nông dân sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả trong mô hình: Vụ ĐX năng suất 7,28 tấn/ha, lợi nhuận 23,9 triệu đồng/ha. Vụ HT năng suất 6,43 tấn/ha, lợi nhuận 21,57 triệu đồng. Vụ TĐ năng suất 5,5 tấn/ha, lợi nhuận 19,75 triệu đồng.

Nông dân tham gia mô hình nâng cao được nhận thức và kỹ thuật SX, từng bước ứng dụng cơ giới hóa tốt, năng suất và chất lượng lúa gạo càng được nâng cao, thực hành việc ghi chép sổ tay theo dõi tình hình SX lúa theo hướng VietGAP.

Các mô hình trồng trọt đóng góp gì vào thành tích chung, thưa ông?

Mô hình khuyến nông trồng trọt cơ bản đã đi vào chiều sâu, nông dân đã ứng dụng được các giải pháp TBKT vào canh tác các loại cây trồng, tùy vùng, khu vực chọn loại giống canh tác phù hợp. Đây là cơ sở để xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và XK

Cần duy trì và phát huy hiệu quả các kết quả đã đạt được, từng bước hỗ trợ nông dân áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật trên quy mô lớn để tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, năng suất, giảm giá thành, vừa nâng cao giá trị nông sản vừa có tính cạnh tranh về thương mại. Xây dựng vùng chuyên canh đặc thù cho từng loại nông sản trên cơ sở SX bền vững và ổn định, hướng đến phát triển kinh tế trang trại, HTX dịch vụ nông nghiệp, đầu vào đầu ra ổn định.

Công tác thông tin tuyên truyền cũng góp phần vào thành tích đạt được của khuyến nông?

Trong công tác thông tin, tuyên truyền, Trung tâm KN-KN đã xuất bản và phát hành bản tin Xuân năm 2011 và bản tin NN-PTNT mỗi quý/kỳ, số lượng 1.000 cuốn/kỳ. Xuất bản và phát hành tờ tin giá cả- thị trường 700 tờ/tháng; Xây dựng Chương trình khuyến nông trên đài Phát thanh- truyền hình Đồng Tháp; cung cấp Báo NNVN cho KNV cơ sở cập nhật thông tin, in tài liệu phục vụ tập huấn kỹ thuật.

Về công tác huấn luyện, đào tạo: Đã tổ chức các lớp tập huấn tăng cường năng lực khuyến nông cho khuyến nông viên, tập huấn chuyên môn cho cán bộ khuyến nông; hướng dẫn chăm sóc và bảo trì máy gặt đập liên hợp cho nông dân trong tỉnh.

Trong công tác xúc tiến thương mại, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm: Đã tổ chức các cuộc hội thảo tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hội chợ nông nghiệp trong tỉnh, xúc tiến tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm, tham quan học tập xúc tiến thương mại, hội thi khuyến nông viên giỏi; tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại chuyên đề “Phát triển chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ”; tham quan tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, kế hoạch thực hiện mô hình khuyến nông thế nào, thưa ông?

Đầu tiên phải bám sát chức năng nhiệm vụ của đơn vị, theo định hướng của ngành, trên cơ sở kết quả đạt được năm 2011, trong năm 2012 Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ KHKT vào SX, đa dạng đối tượng nuôi trồng, hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, tăng cường sử dụng vi sinh nhằm cải thiện ngày càng tốt hơn môi trường SX và thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh  học trong dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2011- 2013; mô hình nuôi cá tra trong ao đất theo quy trình GAP. Mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc, đảm bảo vệ sinh môi trường. Mô hình nuôi bán thâm canh tôm càng xanh.

Với nguồn kinh phí khuyến nông tỉnh, chúng tôi tiếp tục triển khai mô hình cánh đồng SX lúa theo hướng hiện đại; Canh tác xoài đủ điều kiện SX an toàn; Canh tác nhãn đủ điều kiện SX an toàn; Trồng khoai lang theo hướng an toàn. Mô hình nuôi cá cảnh, mô hình nuôi cá chẽm, tư vấn đánh giá chứng nhận nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học...

Việc ứng dụng các mô hình khuyến nông ra sao, thưa ông?

Có thể nói việc tích cực triển khai và đa dạng hóa các mô hình khuyến nông trong thời gian qua, đã giúp cho nông dân ngày càng được tiếp cận nhiều với các phương thức SX mới, mở rộng kiến thức, thay đổi cách làm ăn, từng bước xây dựng kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Nâng cao năng suất, chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị SX là mục tiêu mà ngành nông nghiệp Đồng Tháp hướng tới. Để đạt được các mục tiêu đó, việc đẩy mạnh ứng dụng các mô hình khuyến nông được xem là giải pháp quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách và chiến lược phối hợp đồng bộ khác như quy hoạch SX, đẩy mạnh cơ giới hoá, tăng cường khả năng bảo quản và chế biến, hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi… góp phần nâng cao hiệu quả, hỗ trợ nông dân SX đạt hiệu quả cao, tăng thu nhập. Đặc biệt chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, ATVSTP đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm